LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG KHI NHẬP VIỆN CỦA BỆNH NHÂN SỎI ĐƯỜNG MẬT THEO NHÓM TUỔI

Nguyễn Thị Huế1, Nguyễn Anh Tuấn1, Thái Doãn Kỳ1, Phạm Minh Ngọc Quang1, Nguyễn Lâm Tùng1, Dương Minh Thắng1, Mai Thanh Bình1,
1 Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, so sánh thực trạng đặc điểm lâm sàng và biến chứng của bệnh sỏi đường mật giữa các nhóm tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 1163 bệnh nhân sỏi đường mật, với 1383 lượt điều trị nội trú tại bệnh viện TWQĐ 108 trong năm 2021-2022. Quân thể nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm dưới 60 tuổi (n=547), nhóm từ 60 tới 79 tuổi (n=630) và nhóm từ 80 tuổi (n=206); so sánh các chỉ số triệu chứng lâm sàng, tình trạng nhiễm khuẩn, tắc mật và các biến chứng của bệnh lý tại thời điểm nhập viện. Kết quả: Trong quần thể nghiên cứu, không có sự khác biệt về tỷ lệ giới, tình trạng đau hạ sườn phải, hoàng đản và tam chứng Charcot (P>0,05). Tình trạng nhiễm khuẩn tăng dần theo tuổi (Sốt, tăng bạch cầu, tăng bạch cầu đa nhân trung tính tăng theo nhóm tuổi, P<0,05). Tỷ lệ tụt huyết áp và rối loạn ý thức cao hơn hẳn ở những bệnh nhân cao tuổi so với bệnh nhân trẻ tuổi: Tụt huyết áp: 9,25, 8,1% và 4,6% với P=0,02; Rối loạn ý thức: 4,4%, 1,7% và 0,4% với P=0,0004; tương ứng với 3 nhóm tuổi giảm dần. Cuối cùng, các biến chứng nặng của bệnh lý như sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết và viêm đường mật mức độ nặng đều có tỷ lệ tăng dần theo nhóm tuổi tăng (P<0,05), đặc biệt, bệnh nhân ≥ 80 tuổi có nguy cơ mắc các biến chứng nặng này cao gấp 2 lần bệnh nhân <60 tuổi (P<0,05). Kết luận: Tuổi cao là một yếu tố tiên lượng kém của bệnh nhân sỏi đường mật do tần suất gặp biến chứng nặng nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân từ 80 tuổi. Những bệnh nhân này cần có thái độ xử trí tích cực, theo dõi sát sao hơn để giảm nguy cơ tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, Giáo trình bệnh học nội tiêu hoá. 2017: Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Costi, R., et al., Diagnosis and management of choledocholithiasis in the golden age of imaging, endoscopy and laparoscopy. World J Gastroenterol, 2014. 20(37): p. 13382-401.
3. La Văn Phú, Phạm Văn Lình, and Võ Huỳnh Trang, Đặc điểm lâm sàng, siêu âm bụng và chụp cắt lớp vi tính của sỏi đường mật chính ở bệnh nhân cao tuổi. Tạp chí y dược học Cần Thơ, 2022. 45: p. 184 - 191.
4. Inan, O., E.S. Sahiner, and I. Ates, Factors associated with clinical outcome in geriatric acute cholangitis patients. Eur Rev Med Pharmacol Sci, 2023. 27(8): p. 3313-3321.
5. Dương Xuân Nhương, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng NSMTND. 2019, Học viện Quân Y.
6. La Văn Phú, Phạm Văn Lình, and Võ Huỳnh Trang, Kết quả sớm điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp chí y học Việt Nam, 2022. 512(1): p. 4-8.
7. Quách Trọng Đức, et al., Hiệu quả của nội soi mật tụy ngược dòng với gây mê nội khí quản trong điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 2014. 18: p. 418 - 423.
8. La Văn Phú, et al., Kết quả sớm điều trị sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược dòng tại bệnh viện thành phố Cần Thơ. Tạp chí y học Việt Nam, 2022. 513: p. 62-5.
9. Ahmed, M., Acute cholangitis - an update. World J Gastrointest Pathophysiol, 2018. 9(1): p. 1-7.