ĐÁNH GIÁ TÍNH THẤM MÔ TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TIÊM THUỐC ĐỘNG HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá tính thấm mô trên cộng hưởng từ tiêm thuốc động học trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL). Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 39 bệnh nhân nghi ngờ UTTTL tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4/2023 đến tháng 7/2024. Các bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt đa thông số có chuỗi xung tiêm thuốc động học (Dynamic Contrast Enhancement: DCE) đánh giá tính thấm mô. Kết quả: Trong tổng số 39 bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu có 51,3% được chẩn đoán UTTTL và 48,7% được chẩn đoán u lành. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán UTTTL (95,0%) có hạn chế khuếch tán DWI/ADC và ngấm thuốc sớm trên xung DCE (90%). Trong các thông số tính thấm mô, Ktrans và Kep là hai chỉ số có giá trị cao trong chẩn đoán UTTTL. Tại ngưỡng cut-off 0,382 đối với Ktrans và 1,146 đối với Kep, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 90% và 94,2% đối với Ktrans, 95% và 94,7% đối với Kep. Kết luận: Các thông số tính thấm mô trên cộng hưởng từ tiêm thuốc động học có giá trị cao trong chẩn đoán UTTTL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư tuyến tiền liệt, cộng hưởng từ tiêm thuốc động học, tính thấm mô.
Tài liệu tham khảo
2. Alghamdi D, Kernohan N, Li C, Nabi G. Comparative Assessment of Different Ultrasound Technologies in the Detection of Prostate Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis. Cancers (Basel). 2023;15(16): 4105. doi:10.3390/ cancers15164105
3. Giá trị cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt | Hội Điện Quang và Y Học Hạt Nhân. April 1, 2017. Accessed July 20, 2023. https://www.radiology. com.vn/bao-cao-khoa-hoc/gia-tri-cong-huong-tu-khuech-tan-trong-chan-doan-ung-thu-tuyen-tien-liet-n379.html
4. Chatterjee A, He D, Fan X, et al. Performance of Ultrafast DCE-MRI for Diagnosis of Prostate Cancer. Acad Radiol. 2018;25(3):349-358. doi:10.1016/j.acra.2017.10.004
5. Xu S, Liu X, Zhang X, et al. Prostate zones and tumor morphological parameters on magnetic resonance imaging for predicting the tumor-stage diagnosis of prostate cancer. Diagn Interv Radiol. 2023; 29(6): 753-760. doi:10.4274/dir. 2023.232284
6. Ma XZ, Lv K, Sheng JL, et al. Application evaluation of DCE-MRI combined with quantitative analysis of DWI for the diagnosis of prostate cancer. Oncol Lett. 2019;17(3):3077-3084. doi:10.3892/ol.2019.9988
7. Zhang Y, Li Z, Gao C, et al. Preoperative histogram parameters of dynamic contrast‐enhanced MRI as a potential imaging biomarker for assessing the expression of Ki‐67 in prostate cancer. Cancer Med. 2021;10(13):4240-4249. doi:10.1002/cam4.3912
8. Sun H, Du F, Liu Y, Li Q, Liu X, Wang T. DCE-MRI and DWI can differentiate benign from malignant prostate tumors when serum PSA is ≥10 ng/ml. Front Oncol. 2022;12:925186. doi:10.3389/fonc.2022.925186