KẾT QUẢ ĐO ÁP LỰC VÀ NHU ĐỘNG THỰC QUẢN ĐỘ PHÂN GIẢI CAO, ĐO PH TRỞ KHÁNG 24 GIỜ VÀ PEPTEST Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC TẠI VÀ NGOÀI THỰC QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh đặc điểm trên đo áp lực - nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM), pH trở kháng 24 giờ và Peptest của nhóm có triệu chứng trào ngược tại thực quản (TQ), ngoài TQ và nhóm có cả 2 biểu hiện. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân có biểu hiện trào ngược và được đo các kĩ thuật nêu trên, từ đó phân thành ba nhóm: nhóm có triệu chứng tại TQ, nhóm có triệu chứng ngoài TQ và nhóm có cả 2 biểu hiện. Kết quả: 136 bệnh nhân được thu tuyển vào nghiên cứu. Điểm GerdQ và FSSG thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm chỉ có triệu chứng ngoài TQ. Không có sự khác biệt về tỉ lệ viêm thực quản trào ngược trên nội soi; đặc điểm áp lực các cơ thắt TQ và nhu động thực quản trên đo HRM giữa các nhóm. Thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc với axit (AET), tổng số cơn trào ngược, số cơn trào ngược dịch axit – axit yếu – không axit, số cơn trào ngược lên 1/3 trên TQ cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm. Không có sự khác biệt về tỉ lệ mẫu Peptest dương tính cũng như nồng độ pepsin trong nước bọt giữa các nhóm. Kết luận: Các đặc điểm trên đo HRM, đo pH-trở kháng thực quản và Peptest không có sự khác biệt giữa nhóm có triệu chứng tại TQ, ngoài TQ và nhóm có cả 2 biểu hiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đo áp lực và nhu động thực quản (HRM), đo pH – trở kháng thực quản, pepsin, trào ngược
Tài liệu tham khảo
2. Davis, T.A. and C.P. Gyawali, Refractory Gastroesophageal Reflux Disease: Diagnosis and Management. J Neurogastroenterol Motil, 2024. 30(1): p. 17-28.
3. Cui, N., et al., Laryngopharyngeal reflux disease: Updated examination of mechanisms, pathophysiology, treatment, and association with gastroesophageal reflux disease. World J Gastroenterol, 2024. 30(16): p. 2209-2219.
4. Katz, P.O., et al., ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Am J Gastroenterol, 2022. 117(1): p. 27-56.
5. Armstrong, D., Endoscopic evaluation of gastro-esophageal reflux disease. Yale J Biol Med, 1999. 72(2-3): p. 93-100.
6. Gyawali, C.P., et al., Modern diagnosis of GERD: the Lyon Consensus. Gut, 2018. 67(7): p. 1351-1362.
7. Ates, F. and M.F. Vaezi, Approach to the patient with presumed extraoesophageal GERD. Best Pract Res Clin Gastroenterol, 2013. 27(3): p. 415-31.
8. Zelenik, K., et al., There is no correlation between signs of reflux laryngitis and reflux oesophagitis in patients with gastro-oesophageal reflux disease symptoms. Acta Otorhinolaryngol Ital, 2017. 37(5): p. 401-405.
9. Jaspersen, D., et al., Prevalence of extra-oesophageal manifestations in gastro-oesophageal reflux disease: an analysis based on the ProGERD Study. Aliment Pharmacol Ther, 2003. 17(12): p. 1515-20.
10. Dy, F., et al., Salivary Pepsin Lacks Sensitivity as a Diagnostic Tool to Evaluate Extraesophageal Reflux Disease. J Pediatr, 2016. 177: p. 53-58.