NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ KHU ẤP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhân viên y tế thôn bản là lực lượng đảm nhiệm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến thôn, bản hoặc tương đương. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của NVYTTB là một việc quan trọng trong quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cơ sở. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên y tế khu ấp, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên y tế khu ấp tại tỉnh Bình Dương năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 587 NVYTKA tại tỉnh Bình Dương. Kết quả: Qua khảo sát trên 587 NVYTKA tại tỉnh Bình Dương, có 10,7% không hoàn thành nhiệm vụ, 33,2% hoàn thành và 56,0% hoàn thành tốt nhiệm vụ. NVYTKA trên 60 tuổi, học vấn từ cấp 2 trở xuống, không kiêm nhiệm công việc, không có thu nhập chính từ việc NVYTKA, có điều kiện làm việc tốt, có cơ hội được đào tạo, nhận được sự hợp tác của cộng đồng, có cơ hội được phục vụ cộng đồng, có kiến thức/hiểu biết về xã hội, có mong muốn hỗ trợ cộng đồng về cuộc sống, có mong muốn cải thiện sức khoẻ cộng đồng, cảm thấy sự đào tạo nhận được là đủ, có nhận được sự giám sát, hỗ trợ, nhận thấy việc giao ban tốt, tập huấn đầy đủ có mức độ hoàn thành công việc tốt cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Ngành y tế tỉnh cần có chính sách cụ thể để cải thiện điều kiện làm việc, khuyến khích sự hợp tác của cộng đồng, tăng cường đào tạo, nâng cao chuyên môn, xây dự hệ thống giám sát và hỗ trợ, tạo cơ hội cho NVYTKA tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, cải thiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của tỉnh Bình Dương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhân viên y tế khu ấp, hoàn thành nhiệm vụ, mức độ, yếu tố liên quan, Bình Dương
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 8/3/2013 về việc quy định chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản.
3. Huỳnh Minh Chín (2015), Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của nhân viên y tế khu phố, ấp theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2015, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
4. Chính phủ (2019), Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số qui định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
5. Nông Minh Dũng, Nguyễn Đình Học (2011), "Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản tỉnh Bắc Kạn năm 2011", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 89 (01), trang 281-289.
6. Trần Minh Hùng, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Văn Tiến (2017), "Thực trạng hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết của nhân viên y tế thôn bản huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang năm 2016", Tạp chí Y học cộng đồng, số 39, trang 48-52.
7. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
8. Võ Bá Tước (2013), "Đánh giá hoạt động nhân viên Y tế thôn bản tại tỉnh An Giang năm 2012 theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10/09/2010 của Bộ trưởng Bộ Y Tế", Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2013.
9. Alam K., Tasneem S., Oliveras E. (2012), "Retention of female volunteer community health workers in Dhaka urban slums: a case-control study", Health Policy Plan, 27 (6), 477-86.
10. Baynes C, et al (2018), "Quality of Sick Child-Care Delivered by Community Health Workers in Tanzania", Int J Health Policy Manag, 7 (12), pp. 1097-1109
11. Brenner J. L., Kabakyenga J., Kyomuhangi T., Wotton K. A., Pim C., Ntaro M., et al. (2011), "Can volunteer community health workers decrease child morbidity and mortality in southwestern Uganda? An impact evaluation", PLoS One, 6 (12), e27997.