LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH VÀ TÌNH TRẠNG NHA CHU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với tỉ lệ và mức độ bệnh viêm nha chu được chẩn đoán theo Hiệp hội Nha chu Hoa Kỳ 2015 (AAP 2015). Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân (29 bệnh nhân viêm nha chu (PG) và 31 người có mô nha chu lành mạnh (HG) đã được chẩn đoán theo AAP 2015) tại phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt (RHM), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP HCM) từ tháng 10/2022 đến tháng 08/2023. Hai nhóm đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng mô nha chu và đánh giá nồng độ vitamin D trong huyết thanh bằng kỹ thuật xét nghiệm trên máy Cobas 6000 modul e601 (kỹ thuật miễn dịch điện quang hoá) của trung tâm xét nghiệm theo qui trình của nhà sản xuất. Các chỉ số lâm sàng nha chu và nồng độ vitamin D trong huyết thanh được phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 14, phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi giá trị p <0,05. Kết quả: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với mức độ trầm trọng bệnh viêm nha chu (p =0,43) cũng như nồng độ vitamin D huyết thanh với mức độ lan rộng bệnh viêm nha chu (p =0,41). Nồng độ vitamin D huyết thanh có tương quan nghịch với chỉ số mảng bám, chỉ số nướu và % tiêu xương trên phim X quang toàn cảnh với hệ số r lần lượt bằng -0,5; -0,33; -0,45, có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Chưa tìm thấy tương quan giữa nồng độ vitamin D trong huyết thanh với độ sâu túi, mất bám dính và phần trăm chảy máu nướu khi thăm khám, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Kết luận: Nồng độ vitamin D trong huyết thanh có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với chỉ số mảng bám, chỉ số nướu và % tiêu xương trên phim X quang toàn cảnh
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chẩn đoán, bệnh nha chu, nồng độ vitamin D huyết thanh.
Tài liệu tham khảo
2. Michael G. Newman Takei KP, Carranza FA "Carranza’s Clinical Periodontology". 2015:12. Elsevier health sciences.
3. Gao W, Tang H, Wang D, Zhou X, Song Y, Wang Z. Effect of short-term vitamin D supplementation after nonsurgical periodontal treatment: A randomized, double-masked, placebo-controlled clinical trial. Journal of periodontal research. Jun 2020;55(3):2.
4. Perić M, Cavalier E, Toma S, Lasserre JF. Serum vitamin D levels and chronic periodontitis in adult, Caucasian population-a systematic review. Journal of periodontal research. Oct 2018;53(5):645-656.
5. Gupta V, Mishra S, Gazala MP, Vandana KL, Ratre MS. Serum Vitamin D level and its association with red blood cell indices in patients with periodontitis. Journal of Indian Society of Periodontology. Sep-Oct 2022;26(5):446-450.
6. Laky M, Bertl K, Haririan H, et al. Serum levels of 25-hydroxyvitamin D are associated with periodontal disease. Clinical oral investigations. Jun 2017;21(5):1553-1558.
7. Bhargava A, Rastogi P, Lal N, Singhal R, Khatoon S, Ali Mahdi A. Relationship between VITAMIN D and chronic periodontitis. Journal of oral biology and craniofacial research. Apr-Jun 2019;9(2):177-179.
8. Boggess KA, Espinola JA, Moss K, Beck J, Offenbacher S, Camargo CA, Jr. Vitamin D status and periodontal disease among pregnant women. Journal of periodontology. Feb 2011;82(2):195-200.