MÔ TẢ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM DO TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

Thị Hậu Bùi 1,, Thị Lan Anh Nguyễn 2, Thị Thu Hiền Đỗ 1, Văn Đạt Đàm 1
1 Trường đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với mục tiêu mô tả hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim do THA và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim do THA tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 08/2020 đến tháng 04 /2021. Qua nghiên cứu cắt ngang 121 người bệnh suy tim do tăng huyết áp tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Kết quả cho thấy: Người bệnh từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 91,7%. Điểm trung bình đạt cao nhất ở chỉ số duy trì tự chăm sóc (24,02±7,368), thấp nhất ở chỉ số tự tin tự chăm sóc (16,22 ±5,108). Điểm kiến thức về bệnh suy tim 6,39 ±1,519. Điểm kiến thức theo dõi huyết áp 11,42 ±1,025. Điểm hỗ trợ xã hội 55,49 ±18,766. Có mối tương quan thuận giữa điểm kiến thức suy tim, điểm kiến thức theo dõi huyết áp, điểm hỗ trợ xã hội với quản lý tự chăm sóc, duy trì tự chăm sóc, tự tin tự chăm sóc (hệ số tương quan rho > 0,5, p<0,001). Có sự khác biệt giữa nhóm nam giới và nữ giới về điểm hành vi tự chăm sóc bản thân với p<0,001. Điểm trung bình duy tự chăm sóc của 2 nhóm phân độ HA bình thường cao và  độ I với nhóm phân độ HA độ II có sự khác biệt và sự khác biệt này cũng có ý nghĩa với 2 nhóm phân độ suy tim I và II với nhóm phân độ suy tim III và IV (p lần lượt là 0,01và 0,046)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yancy Clyde W. et al. (2013), “2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure”, Circulation, 128(16), pp. e240-e327.
2. Benjamin Emelia J. et al. (2019), “Heart Disease and Stroke Statistics—2019 Update: A Report From the American Heart Association”, Circulation, 139(10), pp. e56-e528.
3. Carlson B., Riegel B., Moser D. K. (2001), “Self-care abilities of patients with heart failure”, Heart Lung, 30(5), pp. 351-9.
4. Miller C. A. (2009), Nursing for wellness in older adults. Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia.
5. Van der Wal M. H., Jaarsma T. (2008), “Adherence in heart failure in the elderly: problem and possible solutions”, Int J Cardiol, 125(2), pp. 203-8.
6. Moser D. K., Watkins J. F. (2008), “Conceptualizing self-care in heart failure: a life course model of patient characteristics”, J Cardiovasc Nurs, 23(3), pp. 205-18; quiz 219-20.
7. Trần Thị Ngọc Anh (2016). Kiến thức và thực hành tự chăm sóc ở nhà của người bệnh suy tim mạn tính tại viện Tim Mạch Việt Nam, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 64, pp. 26-33.
9. Hoàng Thị Minh Thái (2016). Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016,Luận văn thạc sỹ y học,Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
10. Vasan RS, Levy D. The role of hypertension in the pathogenesis of heart failure. Overview of clinical mechanics. Arch Intern Med 1996; 156: 1789–1796.
11. Travers B. et al. (2007), “Fluid restriction in the management of decompensated heart failure: no impact on time to clinical stability”, J Card Fail, 13(2), pp. 128-32.