ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CO THẮT TÂM VỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Văn Thủy1,, Nguyễn Văn Hương1, Phạm Văn Duyệt2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An
2 Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân co thắt tâm vị tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu cho 39 bệnh nhân được chẩn đoán là co thắt tâm vị và được phẫu thuật nội soi mở cơ thực quản theo phương pháp Heller kết hợp tạo van chống trào ngược kiểu Dor từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 49,03±16,65 tuổi, nam 12 bệnh nhân (BN) chiếm 30,8% và nữ 27BN(69,2%), tỷ lệ nam/nữ: 0,44. Đa số bệnh nhân vào viện vì lý do nuốt nghẹn (66,7%), nôn ói (17,9%), chỉ số khối cơ thể BMI trung bình 19,29±2,61 kg/m2, ASA1 chiếm 84,6%, có 23,1% có tiền sử can thiệp trước mổ. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là nuốt nghẹn (100%), nôn ói (100%), đau ngực (82,1%), sút cân (89,7%). Phân loại giai đoạn theo thang điểm Eckardt ở giai đoạn I, II và III có tỷ lệ lần lượt là (2,6%), (25,6) và (71,8%). Phân độ giãn thực quản trên phim X-quang chủ yếu ở độ I và II là (33,3%) và (43,6%). Hình dáng thực quản sigma chiếm (20,5%), hình thẳng (79,5%). Nội soi thực quản giãn (79,5%), ứ đọng dịch và thức ăn (71,8%), đường kính ngang trung bình trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) là 4,23 ±1,78cm, và 87,2% có hẹp tâm vị trên phim chụp CLVT lồng ngực. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân co thắt tâm vị trong nghiên cứu chủ yếu là nuốt nghẹn, nôn ói/trào ngược, đau ngực và sụt cân với tỷ lệ lần lượt là 100%, 100%, 82,1% và 89,7%. Tỷ lệ thực quản hình trục thẳng trên X-quang chiếm 79,5%. Nội soi thấy thực quản giãn chiếm 79,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D. L. Francis and D. A. Katzka, “Achalasia: Update on the Disease and Its Treatment,” Gastroenterology, vol. 139, no. 2, pp. 369-374.e2, Aug. 2010, doi: 10.1053/j.gastro.2010.06.024.
2. D. C. Sadowski, F. Ackah, B. Jiang, and L. W. Svenson, “Achalasia: incidence, prevalence and survival. A population-based study,” Neurogastroenterol. Motil., vol. 22, no. 9, pp. e256-261, Sep. 2010, doi: 10.1111/j.1365-2982. 2010.01511.x.
3. Gockel and T. Junginger, “The Value of Scoring Achalasia: A Comparison of Current Systems and the Impact on Treatment—The Surgeon’s Viewpoint,” Am. Surg., vol. 73, pp. 327–31, May 2007, doi: 10.1177/ 000313480707300403.
4. Bùi Duy Dũng, Nguyễn Lâm Tùng và cộng sự, “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân co thắt tâm vị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,” J. 108 - Clin. Med. Phamarcy, Apr. 2022, doi: 10.52389/ydls.v17i2.1144.
5. S. L. Siow et al., “Laparoscopic Heller myotomy and anterior Dor fundoplication for achalasia cardia in Malaysia: Clinical outcomes and satisfaction from four tertiary centers,” Asian J. Surg., vol. 44, no. 1, pp. 158–163, Jan. 2021, doi: 10.1016/j.asjsur.2020.04.007.
6. Đào Việt Hằng, Trần Thị Thu Trang và cộng sự, “Giá trị của các phương pháp nội soi, chụp Xquang Baryt thực quản, đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao trong chẩn đoán co thắt tâm vị,” Tạp Chí Học Việt Nam, vol. 536, no. 1, Art. no. 1, Mar. 2024, doi: 10.51298/ vmj.v536i1.8674.
7. M. Y. Licurse, M. S. Levine, D. A. Torigian, and E. M. Barbosa, “Utility of chest CT for differentiating primary and secondary achalasia,” Clin. Radiol., vol. 69, no. 10, pp. 1019–1026, Oct. 2014, doi: 10.1016/j.crad.2014.05.005.
8. M. Carter, R. C. Deckmann, R. C. Smith, M. I. Burrell, and M. Traube, “Differentiation of achalasia from pseudoachalasia by computed tomography,” Am. J. Gastroenterol., vol. 92, no. 4, pp. 624–628, Apr. 1997.