CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG ĐÔNG KÉO DÀI TRÊN BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Trương Phi Hùng1,2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Việc sử dụng kháng đông kéo dài trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ chảy máu. Tại Việt Nam, hiện tại có ít các nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng đông kéo dài. Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng kháng đông kéo dài > 3 tháng trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại phòng khám Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Đối tượng: Bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu. Kết quả: Nghiên cứu tuyển chọn 220 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn, tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 63,8 ± 16,4, tỉ lệ nữ chiếm ưu thế với 65,5% và tỉ lệ bệnh nhân ≥ 65 tuổi là 52,7%. Các bệnh đồng mắc thường gặp trong nghiên cứu là tăng huyết áp (52,7%), béo phì (32,3%) và đái tháo đường (29,1%). Đa số bệnh nhân được sử dụng kháng đông kéo dài trên 3 tháng với 205 bệnh nhân chiếm 93,2%. Qua phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến các yếu tố nhân trắc, tiền căn, lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi ghi nhận thuyên tắc phổi thùy và/hoặc phân thùy và những bệnh nhân được đổi thuốc kháng đông trong quá trình điều trị là 2 yếu tố liên quan làm tăng việc sử dụng kháng đông kéo dài trên 3 tháng với OR lần lượt là 4,95 và 31,28. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thuyên tắc phổi thùy và/hoặc phân thùy và những bệnh nhân được đổi thuốc kháng đông trong quá trình điều trị là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ việc dùng thuốc kháng đông kéo dài trên bệnh nhân TTHKTM

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Oral Rivaroxaban for Symptomatic Venous Thromboembolism. 2010;363(26):2499-2510. doi:doi:10.1056/NEJMoa1007903
2. Agnelli G, Buller HR, Cohen A, et al. Apixaban for Extended Treatment of Venous Thromboembolism. 2013;368(8): 699-708. doi: doi:10.1056/NEJMoa1207541
3. Stevens SM, Woller SC, Kreuziger LB, et al. Antithrombotic Therapy for VTE Disease: Second Update of the CHEST Guideline and Expert Panel Report. Chest. Dec 2021;160(6):e545-e608. doi:10. 1016/j.chest.2021.07.055
4. Raj L, Presles E, Le Mao R, et al. Evaluation of Venous Thromboembolism Recurrence Scores in an Unprovoked Pulmonary Embolism Population: A Post-hoc Analysis of the PADIS-PE trial. The American Journal of Medicine. 2020;133(8):e406-e421. doi:10.1016/j.amjmed.2020.03.040
5. Lee MC, Liao CT, Feng IJ, et al. Recurrent thromboembolism, bleeding, and mortality in Asian patients with venous thromboembolism receiving different oral anticoagulants: A nationwide analysis. Medicine. Sep 16 2022; 101(37): e30412. doi:10.1097/md. 0000000000030551
6. Nguyễn Thị Tuyết Mai TTXA, Bùi Thế Dũng, et al. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuyên tắc phổi do huyết khối tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Y học TpHồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(2):208-213
7. Stevens SM, Woller SC, Kreuziger LB, et al. Antithrombotic Therapy for VTE Disease: Second Update of the CHEST Guideline and Expert Panel Report. CHEST. 2021;160(6):e545-e608. doi:10. 1016/j.chest.2021.07.055