SA SÚT TRÍ TUỆ TRONG BỆNH MẠCH MÁU NÃO NHỎ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Bùi Kim Nga1,2, Nguyễn Trọng Hưng1,3,, Trần Anh Tuấn1,4, Nguyễn Thị Hiền5, Nguyễn Hiền Khanh6
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
3 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
4 Bệnh viện Bạch Mai
5 Trường Đại học y dược - Đại học Thái Nguyên
6 Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu não nhỏ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 100 bệnh nhân có tổn thương máu mạch não nhỏ được khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương được chia thành 2 nhóm, nhóm có SSTT (30 bệnh nhân) và nhóm không có SSTT (70 bệnh nhân). Kết quả: Trong nghiên cứu này, có 30% bệnh nhân có SSTT, 70% bệnh nhân không SSTT; bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống mắc SSTT gấp 2,7 lần so với trình độ trên trung học phổ thông. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,027 (p< 0,05) và OR 95%CI: 2,7(1,1-6,7); bệnh nhân có tổn thương chất trắng mắc SSTT gấp 5,2 lần so với không có tổn thương. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001 (p< 0,05) và OR 95%CI: 5,2(1,8-14,6); bệnh nhân có kết hợp nhiều tổn thương mắc SSTT gấp 5,6 lần so với bệnh nhân có tổn thương đơn thuần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,005 (p< 0,05) và OR 95%CI: 5,6(1,7-18,5). Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30% bệnh nhân có SSTT, 70% bệnh nhân không SSTT. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, thể tổn thương và SSTT do bệnh mạch máu não nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. Chương, "Sa sút trí tuệ," (in vi), Tạp chí Thần kinh học Việt Nam, vol. 7, pp. 31-38, 2014.
2. W. H. Organization, "Dementia," September 19, 2019 2024. Accessed: July 14, 2024. [Online]. Available: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dementia.
3. L. Rizzi, I. Rosset, and M. Roriz-Cruz, "Global epidemiology of dementia: Alzheimer's and vascular types," (in eng), Biomed Res Int, vol. 2014, p. 908915, 2014, doi: 10.1155/2014/ 908915.
4. D. DP, G. GT, and K. Z. "More Than Cognition: The Prevalence of Neuropsychiatric Symptoms in Dementia-Related Psychosis." https://morethan cognition.neurologyreviews.com/newsletter/prevalence-neuropsychiatric-symptoms-dementia-related-psychosis/ (accessed 08, 2024).
5. C. S. Ivan et al., "Dementia after stroke: the Framingham Study," (in eng), Stroke, vol. 35, no. 6, pp. 1264-1268, 2004.
6. P. Thắng, Rối loạn nhận thức do mạch máu (Bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác). Hà Nội: Nhà xuất bản Y học (in vi), 2010.
7. C. V. Gần and N. T. M. Đức, "Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ sau đột quỵ não," (in vi), Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, no. 64, pp. 32-38, 2023.
8. H. M. Lợi, N. T. N. Trinh, and P. Hưng, "Nghiên cứu mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ với tổn thương não trên cộng hưởng từ," (in vi), Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, no. 46, pp. 32-45, 2022.
9. Đ. T. B. Ngọc, N. V. Liệu, and N. K. Việt, "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của chức năng nhận thức sau nhồi máu não và một số yếu tố liên quan," (in vi), Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2018.
10. N. T. Vân, "Nghiên cứu một số đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên," Tiến sỹ, Thần Kinh, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2009.