ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, TRẮC NGHIỆM THẦN KINH TÂM LÝ VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG NÃO Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI NHỒI MÁU NÃO CÓ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đột quỵ não (trong đó nhồi máu não chiếm đa số) là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu thế giới1 và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ sau nhồi máu não làm tăng tỷ lệ tàn tật, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, một số trắc nghiệm thần kinh tâm lý và hình ảnh cộng hưởng từ não của người bệnh cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, 50 người bệnh có suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não được điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương trong khoảng thời gian từ 08/2023 đến 07/2024. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 71,28 ± 6,34, nam nhiều hơn nữ (30/20). Trí nhớ, chức năng điều hành và thị giác không gian là ba lĩnh vực suy giảm chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 96,0%, 70,0%, 56,0%. Đa số bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ có rối loạn từ ba lĩnh vực nhận thức trở lên (62,0%). Điểm Moca trung bình là 20,48 ± 2,32. Các trắc nghiệm nhớ từ có trì hoãn (84,0%), nhớ ảnh có trì hoãn (86,0%), trắc nghiệm vẽ đồng hồ (78,0%), trắc nghiệm đọc ngược dãy số (56,0%), đánh giá thùy trán(38,0%) là các trắc nghiệm có tỷ lệ bất thường cao nhất. Vị trí nhồi máu ở cả hai bán cầu não (42,0%), dưới vỏ (68,0%) và nhồi máu não thùy trán (36,0%) là vị trí tổn thương chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết luận: Suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não bao gồm suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là trí nhớ, thị giác không gian và chức năng điều hành, đặc điểm hình ảnh học cũng đa dạng với các tổn thương nhồi máu ưu thế ở dưới vỏ và hai bán cầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy giảm nhận thức nhẹ, nhồi máu não
Tài liệu tham khảo
2. Ma F, Zhang Q, Li J, Wu L, Zhang H. Risk factors for post-cerebral infarction cognitive dysfunction in older adults: a retrospective study. BMC Neurol. 2024;24:72. doi:10.1186/s12883-024-03574-7
3. Dong L, Briceno E, Morgenstern LB, Lisabeth LD. Poststroke Cognitive Outcomes: Sex Differences and Contributing Factors. J Am Heart Assoc. 2020;9(14):e016683. doi:10.1161/ JAHA.120.016683
4. Cho SJ, Yu KH, Oh MS, et al. Post-stroke memory impairment among patients with vascular mild cognitive impairment. BMC Neurol. 2014; 14:244. doi:10.1186/s12883-014-0244-6
5. Narasimhalu K, Ang S, De Silva DA, et al. Severity of CIND and MCI predict incidence of dementia in an ischemic stroke cohort. Neurology. 2009;73(22): 1866-1872. doi:10.1212/ WNL. 0b013e3181c3fcb7
6. Cumming TB, Marshall RS, Lazar RM. Stroke, cognitive deficits, and rehabilitation: still an incomplete picture. Int J Stroke. 2013;8(1):38-45. doi:10.1111/j.1747-4949.2012.00972.x
7. Stephens S, Kenny RA, Rowan E, et al. Neuropsychological characteristics of mild vascular cognitive impairment and dementia after stroke. Int J Geriatr Psychiatry. 2004;19(11): 1053-1057. doi:10.1002/gps.1209
8. Alphonce B, Meda J, Nyundo A. Incidence and predictors of post-stroke cognitive impairment among patients admitted with first stroke at tertiary hospitals in Dodoma, Tanzania: A prospective cohort study. PLoS One. 2024;19(4): e0287952. doi:10.1371/journal.pone. 0287952
9. Lê Đình Toàn, Nguyễn Hoàng Ngọc. Nghiên cứu tình hình suy giảm nhận thức ở bệnh nhân sau đột quỵ não cấp bằng thang điểm đánh gia tâm thần tối thiểu MMSE. tạp chí Y dược học Quân sự. 2013;38(1):117-123.
10. Yang T, Deng Q, Jiang S, et al. Cognitive impairment in two subtypes of a single subcortical infarction. Chin Med J (Engl). 2021;134(24):2992-2998. doi:10.1097/CM9.0000000000001938