GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM MELD VÀ MÔ HÌNH AE TRONG DỰ ĐOÁN SUY GAN CẤP TRÊN NỀN MẠN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN ĐỢT BÙNG PHÁT NẶNG

Nguyễn Thị Thu Hải1,, Bùi Hữu Hoàng2
1 Bệnh viện Nguyễn Trãi Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của thang điểm MELD, thang điểm MELD-Na và mô hình AE trong dự đoán suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và theo dõi dọc trên 120 bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng, thực hiện tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ ngày 01/01/2019 đến 30/03/2024. Kết quả: Trong số 120 bệnh nhân mắc VGVR B mạn đợt bùng phát nặng, 62 (51,7%) bệnh nhân không có tiến triển SGCTNM và 58 (48,3%) bệnh nhân tiến triển thành SGCTNM trong vòng 28 ngày sau khi nhập viện. Độ tuổi của dân số nghiên cứu chủ yếu là trung niên và nam giới chiếm đa số. Về cận lâm sàng: PT% thấp, INR cao, tăng bilirubin toàn phần, AST, ALT và giảm albumin máu. Mô hình AE có AUROC = 0,734 (KTC 95%: 0,642 – 0,825), p < 0,001 có khả năng dự đoán tiến triển suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng tốt hơn so với thang điểm MELD (AUROC = 0,605 (KTC 95%: 0,503 – 0,706); p < 0,05) và thang điểm MELD-Na (AUROC = 0,656 (KTC 95%: 0,558 – 0,755); p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy mô hình AE có AUROC = 0,734, p < 0,001 có khả năng dự đoán khá tiến triển suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng. Do đó có thể áp dụng mô hình AE trong thực hành lâm sàng, giúp nhận diện sớm suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng để đặt ra các chiến lược điều trị tích cực và dự phòng thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tsubota, A., et al., Lamivudine monotherapy for spontaneous severe acute exacerbation of chronic hepatitis B. J Gastroenterol Hepatol, 2005. 20(3): p. 426-32.
2. Wong, V.W., et al., Entecavir treatment in patients with severe acute exacerbation of chronic hepatitis B. J Hepatol, 2011. 54(2): p. 236-42.
3. Sarin, S.K., et al., Acute-on-chronic liver failure: consensus recommendations of the Asian Pacific association for the study of the liver (APASL): an update. Hepatol Int, 2019. 13(4): p. 353-390.
4. Ren, Y., et al., Development and validation of a scoring system to predict progression to acute-on-chronic liver failure in patients with acute exacerbation of chronic hepatitis B. Hepatol Res, 2018. 48(9): p. 692-700.
5. Khoa, V.Đ., Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp trên viêm gan siêu vi B mạn. 2018, Đại học Y dược TP.HCM.
6. Yuan, L., et al., Risk factors for progression to acute-on-chronic liver failure during severe acute exacerbation of chronic hepatitis B virus infection. World J Gastroenterol, 2019. 25(19): p. 2327-2337.
7. WHO. Guidelines for the prevention, diagnosis, care and treatment for people with chronic hepatitis B infection. 2024.