ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI LỆ QUẢN ĐỨT SAU CHẤN THƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NÒNG SILICONE DẪN ĐƯỜNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả hồi phục lệ quản đứt sau chấn thương bằng phương pháp đặt nòng silicone một lệ quản Monoka có que dẫn đường S1.1630. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 46 bệnh nhân với 47 lệ quản đứt sau chấn thương, được nối lệ quản bằng ống Monoka có que dẫn đường. Triệu chứng chảy nước mắt được ghi nhận tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Nghiệm pháp thoát màu Fluorescein, kết quả bơm rửa và thông lệ đạo tiến hành tại thời điểm 3 tháng (khi rút ống). Các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, kết quả và biến chứng được khảo sát và phân tích. Kết quả: Tuổi trung bình là 47,5 ± 24,6. Có 41 ca đứt lệ quản dưới (89%), 4 ca đứt lệ quản trên (9%) và 1 ca duy nhất đứt 2 lệ quản. Ở thời điểm 3 tháng, tổng cộng có 37/46 ca thành công về mặt chức năng (hết chảy nước mắt hoàn toàn và nghiệm pháp thoát màu Fluorescein dương tính) (80,4%). Có 42/46 ca thành công về mặt giải phẫu (91,3%) với kết quả bơm rửa lệ đạo thông và thông lệ đạo có dấu chạm cứng. Biến chứng 5 ca: 1 ca lật mi, 1 ca lật điểm lệ, 1 ca khuyết chữ V mi mắt và 2 ca u hạt. Đặc biệt, không có ca nào bị tụt ống sớm. Kết luận: Sử dụng ống Monoka có que dẫn đường mang lại hiệu quả và tính an toàn cao trong phẫu thuật nối lệ quản đứt sau chấn thương, có thể dùng như một lựa chọn thay thế ống Mini – monoka hiện tại.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đứt lệ quản, silicone một nòng, que dẫn đường.
Tài liệu tham khảo
2. Anastas C. N., Potts M. J., Raiter J. (2001), "Mini Monoka siliconee monocanalicular lacrimal stents: Subjective and objective outcomes". Orbit, 20 (3), pp. 189-200.
3. J.H Chung, K.S Na, G.J Choi (2000), "The Effectiveness of Canaliculoplasty Using Mini-Monoka(r) or Bicanalicular Stent for Repair of Upper and Lower Canalicular Laceration".J Korean Ophthalmol Soc, 41 (10), pp. 2138-2143
4. Naik M. N., Kelapure A., Rath S., Honavar S. G. (2008), "Management of canalicular lacerations: epidemiological aspects and experience with Mini-Monoka monocanalicular stent". Am J Ophthalmol, 145 (2), pp. 375-380.
5. Lee H., Ahn J., Shin H. H., Park M., Baek S. (2012), "Effectiveness of primary monocanalicularnasal intubation with Monoka tubes and nasal endoscopic findings for congenital nasolacrimal duct obstruction with enlarged lacrimal sac and chronic dacryocystitis".J Craniofac Surg, 23 (6), pp. 1638-41.
6. Vũ Anh Lê (2002)), "Đánh giá kết quả bước đầu phục hồi mi mắt lệ quản chấn thương với ống si-li-côn".Y học Thành phố Hồ Chí Minh – chuyên đề nhãn khoa, 6 (4), pp. 30-36.
7. Trần Văn Lê Liêm (2010), "Nghiên cứu phục hồi rách bờ mi do chấn thương cơ học".
8. Ho T., Lee V. (2006), "National survey on the management of lacrimal canalicular injury in the United Kingdom".Clin Exp Ophthalmol, 34 (1), pp. 39-43.
9. Smit T. J., Mourits M. P. (1999), "Monocanalicular lesions: to reconstruct or not".Ophthalmology, 106 (7), pp. 1310-2.
10. Nguyễn Văn Thịnh (2011), "So sánh phương pháp đặt nòng silicone một lệ quản mini-monoka và hai lệ quản hình vòng trong phục hồi lệ quản chấn thương", Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.