ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH THOÁI HOÁ DẠNG BỘT TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Đinh Thị Lê Thành1,2,, Nguyễn Hữu Sáu2,3, Lê Thị Thu Minh1, Nguyễn Thị Kim Tiên1,4
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thoái hóa dạng bột tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 141 bệnh nhân thoái hóa dạng bột tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024. Các thông tin thu thập bao gồm: tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, vị trí tổn thương, loại tổn thương, diện tích tổn thương, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dermoscopy và mô bệnh học. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,0±14,7, trong đó nữ giới chiếm 58,9%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 58,9±49,2 tháng. 85,1% bệnh nhân có diện tích tổn thương dưới 10%. Vị trí tổn thương hay gặp nhất là mặt duỗi cẳng chân (85,1%) và mặt duỗi cẳng tay (67,4%). 73,0% bệnh nhân có ngứa chiếm trong đó đa số là ngứa trung bình (42,7%) và ngứa nhiều (35,0%). Điểm chất lượng cuộc sống trung bình là 14,7±3,6. Tổn thương chủ yếu là sẩn (81,6%) và dát (62,4%), chỉ 9,9% có tổn thương cục. Các đặc điểm hay gặp nhất trên dermoscopy là chấm nâu (95,7%) và tiểu phần với trung tâm nâu (91,5%). Biến đổi thượng bì hay gặp nhất là tăng sắc tố lan tỏa lớp đáy (91,5%), theo sau lần lượt là tăng sinh lớp sừng (90,8%) và tăng sinh lớp gai (78,7%). Biến đổi trung bì hay gặp nhất là lắng đọng amyloid ở nhú trung bì (100%), và ít gặp nhất là lắng đọng amyloid quanh thành mạch (7,8%). Kết luận: Thoái hóa dạng bột gặp chủ yếu ở nữ, tuổi trên 30, tổn thương chủ yếu là dát sẩn có ngứa ở mặt duỗi chi Các đặc điểm thường gặp trên dermscopy là chấm nâu và tiểu phẩn với trung tâm nâu. Các đặc điểm thường gặp trên mô bệnh học là lắng đọng amyloid ở nhú trung bì, tăng sắc tố lan tỏa lớp đáy và tăng sinh thượng bì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Thường. Bệnh học da liễu. Vol 3. Nhà xuất bản y học; 2017.
2. Mehrotra K, Dewan R, Kumar JV, Dewan A. Primary Cutaneous Amyloidosis: A Clinical, Histopathological and Immunofluorescence Study. J Clin Diagn Res. 2017 Aug;11(8):WC01-WC05
3. Nguyễn Trọng Nghĩa (2023), chẩn đoán bệnh amyloidosis khu trú ở da bằng dermoscopy tại bệnh viện da liễu trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội
4. Mehrotra K. Primary Cutaneous Amyloidosis: A Clinical, Histopathological and Immunofluorescence Study. JCDR. Published online 2017
5. Behera B, Kumari R, Mohan Thappa D, Gochhait D, Hanuman Srinivas B, Ayyanar P. Dermoscopic features of primary cutaneous amyloidosis in skin of colour: A retrospective analysis of 48 patients from South India
6. Lei W, Ai‐E X. Diagnosing of primary cutaneous amyloidosis using dermoscopy and reflectance confocal microscopy. Skin Research and Technology. 2022;28(3):433-438.
7. Dincy Peter CV, Agarwala MK, George L, Balakrishnan N, George AA, Mahabal GD. Dermoscopy in Cutaneous Amyloidosis. - A Prospective Study from India. Indian J Dermatol. 2022 Jan-Feb;67(1):94.
8. Kulkarni M. A, Patil T, Solanki P.S. A clinicopathological study of primary cutaneous amyloidosis. Trop J Path Micro 2019;5(6):396-402.