KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ TRIGLYCERIDE - GLUCOSE (TYG) TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Hoàng Hữu Khánh1,, Phạm Thị Mai2, Lê Thị Kim Thanh3, Huỳnh Bội Linh3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vẫn dựa vào nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống (OGTT). Tuy nhiên OGTT có một số hạn chế nhất định, chẳng hạn như khó uống, dễ nôn ói, lấy máu nhiều lần gây khó chịu, tốn thời gian. Do đó, việc tìm kiếm các chỉ số dễ đo lường, có khả năng chẩn đoán tốt và thuận tiện hơn là rất cần thiết. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, diện tích dưới đường cong ROC của chỉ số TyG trong chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích 375 phụ nữ mang thai từ 24 đến 28 tuần đến khám tại bệnh viện Lê Văn Thịnh. Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTK là 23,7%. Giá trị trung bình của chỉ số TyG ở nhóm thai phụ ĐTĐTK là 9,2 cao hơn so với nhóm thai phụ không bị ĐTĐTK là 9,02 với p<0.001. Với ngưỡng cắt tối ưu là 8,958 trong chẩn đoán ĐTĐTK có độ nhạy là 71,1%, độ đặc hiệu 45,4%, giá trị tiên đoán âm là 84,9%, giá trị tiên đoán dương là 29,7% và diện tích dưới đường cong ROC là 0,6021 (KTC 95% 0,5353-0,6689). Kết luận: Có thể sử dụng chỉ số TyG như một test sàng lọc ĐTĐTK ở thời điểm 24-28 tuần thai cho các thai phụ không đồng ý làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test = OGTT) hoặc đã làm OGTT nhưng thất bại do nôn mửa, không thể thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Bảo Ngọc (2021), "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ năm 2020", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Health Sciences tập. 2 (2), tr. 238-246.
2. Lê Thị Tường Vi (2021), "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Quận 1"
3. American Diabetes Association. (2023), "2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Care in Diabetes-2023", Diabetes Care Vol. 46 (Suppl 1), pp. S19-s40.
4. Mo Z. et al. (2024), "Relationships between triglyceride-glucose index and incident gestational diabetes mellitus: a prospective cohort study of a Korean population using publicly available data", Frontiers in Public Health Vol. 12
5. Khan S. H. et al. (2022), "Utility of TyG index in gestational diabetes mellitus", Rawal Med J Vol. 47 (548), pp. 548- 551.
6. Sánchez-García A. et al. (2020), "Diagnostic Accuracy of the Triglyceride and Glucose Index for Insulin Resistance: A Systematic Review", Int J Endocrinol Vol. 2020; 4678526.
7. Sánchez-García A. et al. (2020), "Diagnostic accuracy of the triglyceride-glucose index for gestational diabetes screening: a practical approach", Gynecological Endocrinology Vol. 36 (12), pp. 1112-1115.
8. Zeng Yan et al. (2023), "Association of triglyceride-glucose index levels with gestational diabetes mellitus in the US pregnant women: a cross-sectional study", Frontiers in Endocrinology Vol. 14