NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Tăng acid uric máu là tình trạng thường gặp ở bệnh thận mạn tính và cũng có liên quan với tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa acid uric máu và các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, gút, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ở người bệnh thận mạn còn hạn chế. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thu thập số liệu về nồng độ acid uric huyết thanh và các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, gút, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ở những người có chẩn đoán bệnh thận mạn (hoặc chỉ số eGFR từ 15-89 mL/phút/1,73m2) đã và đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh và bệnh viện Bà Rịa. Kết quả: Đa số người tham gia có eGFR 60 – 89 mL/phút/1,73m2, tương ứng giai đoạn 2 của CKD. Tỉ lệ tăng huyết áp chiếm cao nhất là 70%. Tỉ lệ có gút hoặc MetS chiếm 1/3 dân số nghiên cứu. Nồng độ acid uric huyết thanh có xu hướng tăng dần theo phân nhóm eGFR (p<0,001). Tỉ lệ tăng acid uric máu chiếm đa số ở bệnh gút (p<0,001). Có sự khác biệt về nồng độ acid uric máu ở nhóm tăng huyết áp và gút (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ acid uric huyết thanh tăng dần theo giai đoạn bệnh thận mạn, và tăng huyết áp là tình trạng phổ biến ở những người có tăng acid uric máu
Chi tiết bài viết
Từ khóa
acid uric, bệnh mạn tính, bệnh thận mạn.
Tài liệu tham khảo
2. Ku E, Lee BJ, Wei J, et al. Hypertension in CKD: Core Curriculum 2019. Am J Kidney Dis. 2019;74(1):120-131.
3. Sanchez-Lozada LG, Rodriguez-Iturbe B, Kelley EE, et al. Uric Acid and Hypertension: An Update With Recommendations. Am J Hypertens. 2020;33(7):583-594.
4. Liu N, Xu H, Sun Q, et al. The Role of Oxidative Stress in Hyperuricemia and Xanthine Oxidoreductase (XOR) Inhibitors. Oxid Med Cell Longev. 2021; 2021: 1470380. doi:10.1155/2021/1470380.
5. Norvik JV, Storhaug HM, Ytrehus K, et al. Overweight modifies the longitudinal association between uric acid and some components of the metabolic syndrome: The Tromsø Study. BMC Cardiovasc Disord. 2016;16:85. doi:10.1186/s12872-016-0265-8.
6. Goldberg A, Garcia-Arroyo F, Sasai F, et al. Mini Review: Reappraisal of Uric Acid in Chronic Kidney Disease. Am J Nephrol. 2021;52(10-11):837-844.
7. Pugliese G, Penno G, Natali A, et al. Diabetic kidney disease: new clinical and therapeutic issues. Joint position statement of the Italian Diabetes Society and the Italian Society of Nephrology on "The natural history of diabetic kidney disease and treatment of hyperglycemia in patients with type 2 diabetes and impaired renal function". J Nephrol. 2020; 33(1): 9-35.
8. Huỳnh Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Thúy, Hồ Thị Tuyết Thu và cộng sự. Nồng độ acid uric máu trên bệnh nhân bị bệnh thận mạn tại Bệnh viện C thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 509(2): 242-246.
9. Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà, Nguyễn Thị An Thủy. Tình trạng rối loạn Acid uric máu ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2016;101(3):143-150
10. Lê Hạnh Nguyên, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà và cộng sự. Đánh giá rối loạn nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 523(1): 134-139.