KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CÁC THÀNH PHẦN CARBON VÀ OXYGEN TRONG VẬT LIỆU NGÀ RĂNG SAU KHỬ KHOÁNG ĐỂ GHÉP Ổ RĂNG SAU KHI NHỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi carbon và oxygen trong vật liệu ngà răng sau khi khử khoáng với ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) 10% tại các thời điểm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt và Trung tâm Y Sinh học phân tử, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cùng với Phòng công nghệ nano, Trung tâm nghiên cứu triển khai khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2023 đến tháng 02/2024. Các răng khôn nguyên vẹn đạt yêu cầu được thu nhận, chia thành nhóm chân răng (CR) và nhóm nguyên răng (NR), và xử lý theo quy trình. Sau đó, răng được nghiền hoàn toàn với máy Smart Dentin Grinder, khử khoáng bằng EDTA 10% theo các mốc thời gian. Mẫu thu nhận được đóng gói, chụp phổ tán sắc năng lượng tia X để xác định khối lượng thành phần carbon và oxygen trong mẫu vật sau khử khoáng 2 phút, 10 phút, 60 phút (T60) và 24 giờ (T1440). Số liệu được xử lý với phần mềm SPSS bằng các phép kiểm phù hợp. Kết quả: Ở cả hai nhóm, khối lượng tuyệt đối của carbon được ghi nhận tăng dần theo thời gian khử khoáng từ T0 đến T60. Tại T1440, khối lượng tuyệt đối của carbon giảm đi so với tại T60 nhưng vẫn cao hơn tại T0. Tỷ lệ phần trăm carbon tăng dần từ T0 đến T1440 ở cả nhóm CR và nhóm NR. Sự thay đổi về tỷ lệ carbon có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm. Đối với oxygen, khối lượng tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm khối lượng giảm dần theo thời gian khử khoáng ở cả hai nhóm CR và NR. Tuy nhiên, sự thay đổi khối lượng giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Khối lượng carbon gần như không bị tác động do quá trình khử khoáng trong khi khối lượng oxygen giảm dần theo thời gian. Sự thay đổi khối lượng của các nguyên tố này do tác động hoà tan hydroxyapatite trong cấu trúc mô răng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ngà răng khử khoáng, EDTA, EDS, carbon, oxygen.
Tài liệu tham khảo
2. Khurshid Z, Adanir N, Ratnayake J, Dias G, Cooper PR. Demineralized dentin matrix for bone regeneration in dentistry: A critical update. Saudi Dent J. 2024;36(3): 443-450. doi:10.1016/ j.sdentj.2023.11.028
3. Nguyen NT, Le SH, Nguyen BT. The effect of autologous demineralized dentin matrix on postoperative complications and wound healing following lower third molar surgery: A split-mouth randomized clinical trial. J Dent Sci. 2024; . doi: 10.1016/j.jds.2024.04.026
4. Olchowy A, Olchowy C, Zawiślak I, Matys J, Dobrzyński M. Revolutionizing bone regeneration with grinder-based dentin biomaterial: A systematic review. Int J Mol Sci. 2024;25(17): 9583. Published 2024 Sep 4. doi:10.3390/ijms25179583
5. Mulyawan I, Danudiningrat CP, Soesilawati P, et al. The characteristics of demineralized dentin material sponge as guided bone regeneration based on the FTIR and SEM-EDX tests. Eur J Dent. 2022;16(4):880-885. doi: 10.1055/s-0042-1743147
6. Bono N, Tarsini P, Candiani G. Demineralized dentin and enamel matrices as suitable substrates for bone regeneration. J Appl Biomater Funct Mater. 2017;15(3):e236-e243. doi: 10.5301/ jabfm.5000373
7. Park SM, Kim DH, Pang EK. Bone formation of demineralized human dentin block graft with different demineralization time: In vitro and in vivo study. J Craniomaxillofac Surg. 2017;45(6): 903-912. doi:10.1016/j.jcms.2017.03.007