ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG THEO THANG ĐIỂM PEMPHIGUS DISEASE AREA INDEX (PDAI)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng bệnh pemphigus thông thường theo thang điểm PDAI (Pemphigus Disease Area Index) của bệnh nhân pemphigus thông thường và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 82 bệnh nhân pemphigus thông thường mức độ nhẹ đến nặng theo thang điểm PDAI. So sánh sự khác biệt về điểm PDAI theo nhóm tuổi, giới, tình trạng điều trị thuốc ức chế miễn dịch toàn thân và đánh giá mối liên quan của điểm PDAI theo thời gian mắc bệnh. Kết quả: Theo thang điểm PDAI, có 12,2% bệnh nhân pemphigus thông thường có mức độ bệnh nhẹ, 30,49% bệnh nhân mức độ bệnh trung bình và 57,32% bệnh nhân mức độ bệnh nặng. Không có sự khác biệt về điểm PDAI tổng, PDAI da , PDAI niêm mạc giữa các nhóm tuổi: 20- 40 tuổi, từ 41-60 tuổi và ≥ 60 tuổi (p=0,7447, p=0,8014, p=0,5405, respectively) và giới tính nam nữ (p=0,4914, p=0,6900, p=0,1873, respectively). Không có sự khác biệt về điểm PDAI tổng, PDAI da , PDAI niêm mạc giữa nhóm bệnh nhân đã điều trị và chưa điều trị thuốc ức chế miễn dịch toàn thân (p=0,114, p=0,5496, p=0,0685, respectively). Có mối tương quan nghịch giữa điểm PDAI tổng và thời gian mắc bệnh (r=-0,24, p=0,0267).Kết luận: PDAI là thang điểm tin cậy và có giá trị trong đánh giá mức độ nặng của bệnh pemphigus thông thường. PDAI phân theo vùng gồm PDAI da, PDAI niêm mạc có tính đại diện tốt hơn chỉ dùng điểm PDAI tổng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
pemphigus thông thường, PDAI, PDAI da, PDAI niêm mạc
Tài liệu tham khảo
2. Lim YL, Bohelay G, Hanakawa S, Musette P, Janela B. Yen Loo Lim, Gerome Bohelay, Sho Hanakawa, Autoimmune Pemphigus: Latest Advances and Emerging Therapies, Front. Mol.Biosci. 8:808536. Front Mol Biosci. 2022;8:26.
3. Pollmann R, Schmidt T, Eming R, Hertl M. Pemphigus: a Comprehensive Review on Pathogenesis, Clinical Presentation and Novel Therapeutic Approaches. Clin Rev Allergy Immunol. 2018; 54(1):1-25. doi:10.1007/s12016-017-8662-z
4. Shimizu T, Takebayashi T, Sato Y, et al. Grading criteria for disease severity by pemphigus disease area index. J Dermatol. 2014;41(11):969-973. doi:10.1111/1346-8138.12649
5. Boucher* D, Wilson A, Murrell* DF. Pemphigus scoring systems and their validation studies – A review of the literature. Dermatol Sin. 2023;41(2):67-77. doi:10.4103/ds.DS-D-22-00150
6. Joly P, Horvath B, Patsatsi Α, et al. Updated S2K guidelines on the management of pemphigus vulgaris and foliaceus initiated by the european academy of dermatology and venereology (EADV). J Eur Acad Dermatol Venereol JEADV. 2020;34(9):1900-1913. doi:10.1111/jdv.16752
7. Rosenbach M, Murrell DF, Bystryn JC et al. Reliability and convergent validity of two outcome instruments for pemphigus. J Invest Dermatol 2009; 129: 2404–2410.
8. Mohebi F, Tavakolpour S, Teimourpour A, Toosi R, Mahmoudi H, Balighi K, Ghandi N, Ghiasi M, Nourmohammadpour P, Lajevardi V, Abedini R, Azizpour A, Nasimi M, Daneshpazhooh M. Estimated cut-off values for pemphigus severity classification according to pemphigus disease area index (PDAI), autoimmune bullous skin disorder intensity score (ABSIS), and anti-desmoglein 1 autoantibodies. BMC Dermatol. 2020 Oct 31;20(1):13. doi: 10.1186/s12895-020-00105-y.
9. Murrell DF, Dick S, Ahmed AR, et al. Consensus statement on definitions of disease, end points, and therapeutic response for pemphigus. J Am Acad Dermatol. 2008;58(6): 1043-1046.
10. Patsatsi A, Kyriakou A, Giannakou A, Pavlitou-Tsiontsi A, Lambropoulos A, Sotiriadis D. Clinical Significance of Anti-desmoglein-1 and -3 Circulating Autoantibodies in Pemphigus Patients Measured by Area Index and Intensity Score. Acta Derm Venereol. 2014;94(2): 203-206. doi:10.2340/00015555-1666