NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC MÁU CUỐNG RỐN VÀ MÁU NGOẠI VI TRONG NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu mối tương quan của một số chỉ số huyết học giữa máu cuống rốn với máu ngoại vi trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (NKSSS). Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 83 trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ NKSSS được sinh ra tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đaị học Y-Dược Huế, từ tháng 06/2023 đến tháng 06/2024. Máu cuống rốn được thu thập và xét nghiệm ngay sau sinh. Theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng trong 72 giờ, sau đó chia thành 2 nhóm: 1) nhóm NKSSS (n=40) và 2) nhóm không NKSSS (n=43). Kết quả: Triệu chứng lâm sàng NKSSS hay gặp gồm thở nhanh (77,5%), rút lõm lồng ngực (57,6%), nôn (40,0%), bú kém (32,5%), vàng da sớm trong 24h đầu sau sinh (75,6%). Số lượng bạch cầu (BC), số lượng hồng cầu, nồng độ Hemoglobin (Hb), Hematocrit (Hct) và số lượng tiểu cầu (TC) trong máu cuống rốn nhóm trẻ NKSSS lần lượt là 12,65 ± 6,38 G/l; 4,29 ± 0,52 T/l; 152,77± 19,12 g/l; 46,89± 5,77%; 198,98 ± 96,74 G/l. Có mối tương quan thuận mức độ chặt chẽ về các chỉ số số lượng BC, BC trung tính, BC lympho, Hb, MCV, Hct, số lượng TC giữa máu cuống rốn và máu ngoại vi trong nhóm trẻ NKSSS (p < 0,001). Kết luận: Triệu chứng lâm sàng NKSSS đa dạng, có thể sử dụng máu cuống rốn thay thế máu ngoại vi trong thực hành lâm sàng theo dõi NKSSS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, máu cuống rốn, chỉ số huyết học
Tài liệu tham khảo
2. Sunil Arya, Gagandeep Shukla, Prachi Goyal, Urvashi Channa, Comparative assessment of umbilical cord blood with peripheral venous blood using hematological scoring system as an early predictive screening method for the detection of early-onset neonatal sepsis in the tertiary care center of Central India, Asian Journal of Medical Sciences, 2022, 13(1), 118 – 122.
3. Rocky Greer, Azif Safarulla, Robin Koeppel, Muhammad Aslamand Fayez Bany-Mohammed, Can Fetal Umbilical Venous Blood be a Reliable Source for Admission Complete Blood Count and Culture in NICU Patients ?, Neonatology, 2019, 115(1), 49–58.
4. National Institute for Health and Clinical Excellence (NICE). Neonatal infection: antibiotics for prevention and treatment (NG195), 2021. Available from: https://www.nice.org.uk/ guidance/ng195
5. Trần Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thị Kiều Nhi, Bùi Quang Nghĩa, Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Nguyễn Phước Sang, Trần Đức Long, Trần Công Lý, Nghiên cứu bệnh Nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ - thai tại khoa Nhi Sơ sinh Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ 2020 – 2022, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022, 52, 16 -23.
6. Ammanuel Angelo, Girma Derbie, Asrat Demtseand Aster Tsegaye, Umbilical cord blood hematologicalparameters reference interval for newborns from Addis Ababa, Ethiopia, BMC Pediatrics, 2021, 21:275, 1-9.
7. Mehmet Gunduz, Hayrettin Temel, Reference intervals for complete blood count from Umbilical Cord Blood in newborns and comparison with Venous Blood Values, Pak J Med Sci, 2021, 37 (2), 439 - 444.
8. Alexandra P. Hansen, Gayle D. Haischer – Rollo, Jonathan B. Shapiro, James K. Aden, Jude M. Abadie, Thornton S. Mu, The Novel Use of Umbilical Cord Blood to Obtain Complete Blood Counts for Critical Neonatal Assessment, Cureus, 2022, 14(8), 1-8.
9. Carroll PD, Nankervis CA, Iams J and Kelleher K, Umbilical cord blood as a replacement source for admission complete blood count in premature infants, J Perinatol, 2012; 32(2): 97–102.