KẾT QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG DINH DƯỠNG ĐƯỜNG UỐNG TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH VÀ KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Sơn Thị Oanh1, Đặng Ngọc Tường Vân1, Lâm Vĩnh Niên1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá kết quả can thiệp dinh dưỡng bằng phương pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội Tim mạch và Khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Chúng tôi bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đường uống với mức năng lượng 400-500 kcal và 16-20g đạm mỗi ngày cho 73 người bệnh tại Khoa Tim mạch, Khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập và theo dõi số liệu nhân trắc, chỉ số cận lâm sàng của người bệnh tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy nồng độ prealbumin máu của người bệnh tăng 3,1 ± 5,2 mg/dL. Tỉ lệ bệnh nhân đạt nhu cầu năng lượng khuyến nghị (≥ 25kcal/kg/ngày) là 78,1% trong đó năng lượng và đạm tiêu thụ trung bình lần lượt là 30,8 ± 8,6 kcal/kg/ngày, 1,3 ± 0,4 g/kg/ngày.  Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh nguy cơ suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện là một phương pháp khả thi giúp tăng khẩu phần năng lượng, đạm và giúp cải thiện kết quả xét nghiệm đạm của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cawood, M. Elia, R. Stratton. Systematic review and meta-analysis of the effects of high protein oral nutritional supplements.Ageing reszearch reviews. 2012; 11(2):278-296. doi: 10. Gomes, A. Baumgartner, L. Bounoure, et al. Association of nutritional support with clinical outcomes among 1016/j.arr.2011.12.008.
2. F. medical inpatients who are malnourished or at nutritional risk: an updated systematic review and meta-analysis.JAMA network open. 2019; 2(11):e1915138-e1915138. doi: 10.1001/jamanetworkopen.2019.15138
3. N.V. Lam, S. Sulo, H.A. Nguyen, et al. High prevalence and burden of adult malnutrition at a tertiary hospital: An opportunity to use nutrition-focused care to improve outcomes.Clinical Nutrition Open Science. 2021; 40:79-88. doi: 10.1016/j.nutos.2021.11.003.
4. J. Thornton Snider, A. Jena, M. Linthicum. Effect of hospital use of oral nutritional supplementation on length of stay, hospital cost, and 30-day readmissions among Medicare patients with COPD [published online ahead of print October 30, 2014].Chest. 2015; 147(6): 1477-1484. doi: 10.1378/chest.14-1368Get.
5. Cano-Torres EA, Simental-Mendía LE, Morales-Garza LA, et al. Impact of Nutritional Intervention on Length of Hospital Stay and Mortality among Hospitalized Patients with Malnutrition: A Clinical Randomized Controlled Trial. J Am Coll Nutr. 2017;36(4):235-239. doi:10. 1080/07315724.2016.1259595
6. Gazzotti C, Arnaud-Battandier F, Parello M, et al. Prevention of malnutrition in older people during and after hospitalisation: results from a randomised controlled clinical trial. Age Ageing. 2003; 32(3): 321-325. doi:10.1093/ageing/ 32.3.321
7. Neelemaat F, Lips P, Bosmans JE, Thijs A, Seidell JC, van Bokhorst-de van der Schueren MA. Short-term oral nutritional intervention with protein and vitamin D decreases falls in malnourished older adults. J Am Geriatr Soc. 2012;60(4): 691-699. doi:10.1111/j.1532-5415.2011.03888.x
8. Matheson EM, Nelson JL, Baggs GE, Luo M, Deutz NE. Specialized oral nutritional supplement (ONS) improves handgrip strength in hospitalized, malnourished older patients with cardiovascular and pulmonary disease: A randomized clinical trial. Clin Nutr. 2021;40(3): 844-849. doi:10.1016/ j.clnu.2020.08.035