KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ SAU PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ TUYẾN TIỀN LIỆT TRIỆT CĂN Ở NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO VÀ TIẾN TRIỂN TẠI CHỖ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt và được điều trị sau mổ bằng liệu pháp ức chế androgen và/hoặc xạ trị tại bệnh viện K từ 01/2018 đến 12/2023. Kết quả: Tổng cộng có 61 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn và điều trị bổ trợ sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 35,8 tháng. Các phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật là ADT chiếm 34,4%, xạ trị 13,1%, ADT+ xạ trị 52,5%. Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 36 tháng là 96,3%. Xác suất sống không di căn sau 12 tháng là 97,6%, sau 18 tháng là 90,1%, sau 24 tháng là 84,8%, sau 36 tháng là 77,1%. Kết luận: Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triến tại chỗ làm giảm nguy cơ tái phát sinh hoá, tăng thời gian sống còn toàn bộ và thời gian tiến triển không bệnh. Phương pháp điều trị đa mô thức ở nhóm bệnh nhân này giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn, điều trị bổ trợ, ADT
Tài liệu tham khảo
2. Ye D, Zhang W, Ma L, Du C, Xie L, Huang Y, Wei Q, Ye Z, Na Y. Adjuvant hormone therapy after radical prostatectomy in high-risk localized and locally advanced prostate cancer: First multicenter, observational study in China. Chin J Cancer Res. 2019 Jun;31(3):511-520. doi: 10.21147/j.issn.1000-9604.2019.03.13. PMID: 31354220; PMCID: PMC6613498.
3. European Association of Urology. EAU- EANM- ESUR-ISUP- SIO, Guidelines on Prostate Cancer. 2022: 1-229
4. Paz-Manrique R, Morton G, Vera FQ, Paz-Manrique S, Espinoza-Briones A, Deza CM. Radiation therapy after radical surgery in prostate cancer. Ecancermedicalscience. 2023 Jun 27;17: 1565. doi: 10.3332/ecancer.2023.1565. PMID: 37396107; PMCID: PMC10310328.
5. Brawer MK. Update on the Treatment of Prostate Cancer: The Role of Adjuvant Hormonal Therapy. Rev Urol. 2004;6(Suppl 2):S1–2. PMCID: PMC1472854.
6. Tavukçu HH, Erbatu O, Akdoğan B, İzol V, Yücetaş U, Sözen S, Aslan G, Şahin B, Tinay İ, Müezzinoğlu T, Baltacı S. Adjuvant Treatment Approaches after Radical Prostatectomy with Lymph Node Involvement. Asian Pac J Cancer Prev. 2022 Jul 1;23(7):2279-2284. doi: 10.31557/APJCP.2022.23.7.2279. PMID: 35901332; PMCID: PMC9727357.
7. Mitra A, Khoo V. Adjuvant therapy after radical prostatectomy: clinical considerations. Surg Oncol. 2009 Sep;18(3):247-54. doi: 10.1016/ j.suronc. 2009.02.005. Epub 2009 Mar 12. PMID: 19285386.