ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG VỚI ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG ƯƠNG (CVP – CENTRAL VENOUS PRESSURE) BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER (USCOM - ULTRASONIC CARDIAC OUTPUT MONITOR) Ở BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG TRONG 8 GIỜ ĐẦU SAU BỎNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi một số thông số huyết động và mối tương quan giữa chỉ số CVP và một số chỉ số đánh giá tiền gánh ở bệnh nhân (BN) bỏng nặng trong 8h đầu sau ỚI bỏng bằng máy USCOM (Ultrasonic Cardiac Output Monitor). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 BN bỏng vào điều trị nội trú tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác trong vòng 8h đầu sau bỏng, từ tháng 08/2023 – 05/2024. BN được đo một số chỉ số huyết như Cung lượng tim (CO) và chỉ số tim (CI), thể tích nhát bóp (SV) và chỉ số thể tích nhát bóp (SVI), Sức co bóp cơ tim (INO), thể tích nhát bóp (SVV) và thời gian tống máu hiệu chỉnh (FTc) và áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) bằng USCOM. Kết quả: CO (2,87 ± 0,94 ml/ph), CI (1,69 ± 0,52 ml/ph/m2), SV (27,9 ml), SVI (16,5 ml/m2), FTc (287,2 ms) và INO (0,94W) đều giảm thấp dưới ngưỡng bình thường. Chỉ số SVV (30,9%) tăng cao tại thời điểm nhập viện. SVI, SVV và FTc có mối tương quan chặt chẽ với CVP. Kết luận: Các chỉ số tiền gánh (CO, CI, SV, SVI, FTc) ở BN bỏng nặng giảm thấp trong 8h dầu sau bỏng. SVI, SVV và FTc có thể thay thế cho CVP trong việc đánh giá tiền gánh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng nặng, tiền gánh, áp lực tĩnh mạch trung ương, USCOM
Tài liệu tham khảo
2. Phùng Văn Dũng (2017). Ứng dụng kỹ thuật siêu âm Doppler bằng máy USCOM để theo dõi và đánh giá huyết động ở BN nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
3. Gong C, Zhang F, Li L.et al (2017). The variation of hemodynamic parameters through PiCCO in the early stage after severe burns. Journal of burn care & research, 38 (6), e966-e972.
4. Wang G.Y, Ma B., Tang H.T et al (2008). Esophageal echo-Doppler monitoring in burn shock resuscitation: are hemodynamic variables the critical standard guiding fluid therapy? Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 65 (6):1396-1401.
5. Holm C, Mayr M, Tegeler J et al (2004). A clinical randomized study on the effects of invasive monitoring on burn shock resuscitation. Burns, 30 (8):798-807.
6. Mundy L, Merlin T. L, Braunack M. A. J et al (2007). USCOM: Ultrasound cardiac output monitor for patients requiring haemodynamic monitoring.
7. Arlati S, Storti E, Pradella V et al. (2007). Decreased fluid volume to reduce organ damage: a new approach to burn shock resuscitation? A preliminary study. Resuscitation, 72 (3):371-378.
8. Yu Y, Dai H, Yan M et al (2009). An evaluation of stroke volume variation as a predictor of fluid responsiveness in mechanically ventilated elderly patients with severe sepsis. Zhongguo wei Zhong Bing ji jiu yi xue= Chinese Critical Care Medicine= Zhongguo Weizhongbing Jijiuyixue, 21 (8):463-465.
9. Monnet X, Rienzo M, Osman D.et al (2005). Esophageal Doppler monitoring predicts fluid responsiveness in critically ill ventilated patients. Intensive care medicine, 31:1195-1201.
10. Lee J, Kim J, Yoon S et al (2007). Evaluation of corrected flow time in oesophageal Doppler as a predictor of fluid responsiveness. British journal of anaesthesia, 99 (3):343-348.