LỰA CHỌN THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH SAU ĐỘT QUỴ NÃO

Lê Thị Thúy Hồng1,2,, Võ Hồng Khôi1,2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Dược ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá một số lựa chọn thuốc kháng động kinh ở người bệnh động kinh sau Đột quỵ não. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 người bệnh được chẩn đoán động kinh sau Đột quỵ não tại Trung tâm thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2024.Kết quả: Tuổi trung bình là 63,11 ± 12,80 tuổi, nhóm tuổi hay gặp động kinh sau đột quỵ não là nhóm từ 60-75 tuổi, có 47 trường hợp chiếm 55,3%. Người bệnh nam chiếm 69,4 %. Vị trí tổn thương trên phim cộng hưởng từ sọ não chủ yếu là tổn thương phối hợp hai trùy trở lên, chiểm tỷ lệ 51,8%. Sau đột quỵ não, cơn động kinh thường gặp nhất sau 6-12 tháng chiếm tỷ lệ 57,6%. Cơn động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 81,2%; trong đó cơn cục bộ toàn thể hóa là chủ yếu chiếm 48/85 bệnh nhân (56,5%). Trong  82/ 85 người bệnh được điều trị bằng đơn trị liệu với thuốc khág động kinh (96,5%), có 47 người bệnh được điều trị bằng Levetiracetam chiếm 55,3%, có 20 người bệnh điều trị Carbamazepin chiếm 23,5%. Trong nhóm người bệnh được nghiên cứu có 98,8% trường hợp cắt được cơn để ra viện. Kết luận: Động kinh sau đột quỵ não (PSE) thường gặp trên 60 tuổi, biểu hiện lâm sàng bằng dạng cơn động kinh cục bộ. PSE có tỷ lệ kiểm soát cơn động kinh cao, điều trị ổn định được bằng đơn trị liệu thuốc kháng động kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chun-Ming Cheung và cộng sự, nghiên cứu “Cơn động kinh sau TBMN của người Trung Quốc”, 2003 Epilepsia, 57(8):1205–1214, 2016
2. Poststroke Seizure and Epilepsy: A Review of Incidence, Risk Factors, Diagnosis, Pathophysiology, and Pharmacological Therapies, Hindawi Oxidative Medicine and Cellular Longevity Volume 2022, p.11
3. Nguyễn Hữu Bính (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tai biến mạch não trong tháng đầu có cơn động kinh. Luận văn thạc sỹ Y học, 78–79, 84–93.
4. Trịnh Thị Phương Lâm (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và hình ảnh học thần kinh của bệnh nhân động kinh sau tai biến mạch não. Y học Việt Nam
5. Myint P.K., Staufenberg E.F.A., and Sabanathan K. (2006). Post-stroke seizure and post-stroke epilepsy. Postgrad Med J, 82(971), 568–572.
6. Glauser T., Ben-Menachem E., Bourgeois B., Cnaan A., Guerreiro C., Kalviainen R., et al. (2013) Đánh giá bằng chứng ILAE cập nhật về hiệu quả và hiệu suất của thuốc chống động kinh như liệu pháp đơn trị ban đầu cho các cơn động kinh và hội chứng động kinh . Epilepsia 54 : 551–563.
7. Consoli D., Bosco D., Postorino P., Galati F., Plastino M., Perticoni G., et al. (2012) Levetiracetam so với carbamazepine ở những bệnh nhân bị co giật sau đột quỵ muộn: một nghiên cứu nhãn mở ngẫu nhiên có triển vọng đa trung tâm (dự án EPIC). Cerebrovasc Dis 34: 282–289