THỰC TRẠNG NHIỄM TRÙNG CATHETER ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU TRÊN BỆNH NHÂN LỌC MÁU CẤP CỨU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thị Trung Anh Vũ 1,, Thị Hiền Mai 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Tt Thận - tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm trùng catheter đường vào mạch máu là biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân tăng tỷ lệ mắc bệnh đáng kể, phải loại bỏ ống thông và tăng tỷ lệ tử vong với bệnh nhân được đặt catheter. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát tình trạng nhiễm trùng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng ở bệnh nhân lọc máu cấp cứu. Đối tượng và phương pháp: Mô tả 52 trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng liên quan đến catheter tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình 46,85 ± 20,15 (16-85 tuổi), tỷ lệ nam: nữ là 2,25:1. Nhóm có sốt chiếm 82,7%, nhóm không sốt chiếm 17,3%. TM đùi phải là vị trí nhiễm khuẩn thường gặp nhất khi đặt catheter. Trên lâm sàng hay gặp biểu hiện chảy dịch tại vị trí đặt. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là S.aureus, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do S. aureus của mẫu nghiên cứu là 28/38 (75,7%).  Các yếu tố như giới tính nam, mùa đặt làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. Các yếu tố như tiền sử bệnh, mức độ thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng không làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết của bệnh nhân. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết liên quan đến catheter chiếm 75,7%, chủ yếu là S. aureus. Nhiễm trùng liên quan đến catheter trên bệnh nhân lọc máu cấp cứu có thể ở bất cứ lứa tuổi nào, thường gặp ở nam. Các yếu tố như thời gian đặt, mùa đặt làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. Cần chú ý hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh và chăm sóc catheter khi có catheter lọc máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lemaire X, Morena M, Leray-Moragués H, et al. Analysis of risk factors for catheter related bacteremia in 2000 permanent dual catheters for hemodialysis. Blood Purif. 2009;28(1):21-28. doi:10.1159/000210034
2. Maki DG, Kluger DM, Crnich CJ. The risk of bloodstream infection in adults with different intravascular devices: a systematic review of 200 published prospective studies. Mayo Clin Proc. 2006;81(9):1159-1171. doi:10.4065/81.9.1159
3. Su Văn Na Mê Thy Phan Khăm. Đánh giá hiệu quả của một số đường dẫn máu ra ngoài cơ thể để lọc máu. Luận văn tiến sỹ, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2001:1-27, 66, 70
4. Lê Ngọc Hà, Đỗ Gia Tuyển, Khảo sát tình trạng nhiễm trùng liên quan đến đường vào mạch máu tạm thời trong lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2015
5. WeydeW, W., KlingerM,Morawsleaz, Prolouged use of the femoral catheter as a temporary access for hemodialysis. Przegleki 54, 1997
6. CanaudBernard, Haemodialysis catheter-related infection: time for actions. Nephrol Dial Transplantation, 1994.
7. Helen Caivet MD, T.T., Yoshikawa MD, Infections in diabetes. 2001: p. 407-418.