ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM TĂNG TRƯỞNG NGOÀI TỬ CUNG Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phạm Thị Lan Phương1,, Nguyễn Đức Toàn1,2, Phạm Thị Thanh Tâm1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay cùng với các tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh, ngày càng có nhiều trẻ non tháng được nuôi dưỡng sống sót và tăng trưởng. Chậm tăng trưởng ngoài tử cung gây những hậu quả nghiêm trọng. Biết được đặc điểm tăng trưởng và tình trạng chậm tăng trưởng ngoài tử cung ở trẻ sơ sinh non tháng giúp ích rất nhiều trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tăng trưởng và xác định tỷ lệ chậm tăng trưởng ngoài tử cung ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ 12/2023 đến 9/2024 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Trẻ sanh non nhẹ cân chiếm 8,5% (8/94 trẻ). Tỷ lệ chậm tăng trưởng ngoài tử cung ở thời điểm xuất HSSS và xuất viện lần lượt là 47,9% và 61,7%. Tốc độ tăng cân, chiều dài, vòng đầu trong thời gian nằm HSSS và sau khi xuất HSSS lần lượt là 6,9; 8,9 g/kg/ngày, 0,8; 1,0 cm/tuần cho chiều dài và 0,6; 0,7 cm/tuần cho chu vi vòng đầu. Lượng đạm cung cấp trong tuần đầu và tuần thứ 2 có trung vị (IQR) lần lượt là 2,1 (1,8; 2,3) và 2,9 (2,5; 3,2) g/kg/ngày. Các yếu tố nguy cơ gây chậm tăng trưởng ngoài tử cung là nhẹ cân so với tuổi thai OR 0,4 (0,3-0,5), nhiễm trùng sơ sinh sớm OR 4,5 (1,8-10,8) và muộn OR 3,9 (1,6-9,6), bất dung nạp sữa OR 4,9 (1,28-19,1), phẫu thuật đường tiêu hoá OR 2,3(1,0-5,6) và bệnh phổi mạn tính 2,3 (1,0-5,6). Kết luận: Nhẹ cân so với tuổi thai, nhiễm trùng sơ sinh sớm và muộn, bất dung nạp sữa, phẫu thuật đường tiêu hoá và bệnh lý phổi mạn tính là những yếu tố nguy cơ gây chậm tăng trưởng ngoài tử cung của trẻ sanh non.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Phương Anh, Lê Minh Trác, Phạm Phương Linh, Dương Lan Dung. Đặc điểm và kết quả nuôi dưỡng trẻ non tháng ăn bằng ống thông dạ dày tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020-2021. Tạp Chí Phụ sản. 2022;20(3):79-84. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1485
2. Agostoni C, Buonocore G, Carnielli VP, et al. Enteral nutrient supply for preterm infants: commentary from the European Society of Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition Committee on Nutrition. J Pediatr Gastroenterol Nutr. Jan 2010;50(1):85-91. doi:10.1097/MPG.0b013e3181adaee0.
3. Bagga N, Panigrahay N, Maheshwari A. Extra - uterine Growth Restriction in Preterm Infants. Newborn 2022;1(1): 67–73.
4. Fenton, T. R., Cormack, B., Goldberg, D., Nasser, R., Alshaikh, B., Eliasziw, M., Shah, P. S. (2020). “Extrauterine growth restriction” and “postnatal growth failure” are misnomers for preterm infants. Journal of Perinatology. doi:10.1038/s41372-020-0658-5.
5. Pediatrics CoNAA. Assessing nutrition status. Pediatric Nutrition Handbook. 8th ed. Elk Grove Village Il; 2020.
6. Tozzi MG, Moscuzza F, Michelucci A, et al. ExtraUterine Growth Restriction (EUGR) in Preterm Infants: Growth Patterns, Nutrition, and Epigenetic Markers. A Pilot Study. Front Pediatr. 2018;6:408. Published 2018 Dec 20. doi:10.3389/fped.2018.00408
7. Tudehope DI, Burns Y, O'Callaghan M, Mohay H, Silcock A. The relationship between intrauterine and postnatal growth on the subsequent psychomotor development of very low birthweight (VLBW) infants. Aust Paediatr J. Mar 1983; 19(1): 3-8. doi:10.1111/j.1440-1754.1983. tb02041.x.