GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÔNG CẦM MÁU VÀ XÉT NGHIỆM ROTEM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ XUẤT HUYẾT

Trần Thị Kiều My1, Nguyễn Việt Dũng2,, Đặng Minh Tân2, Phạm Ngọc Thạch2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét giá trị của một số chỉ số đông cầm máu và xét nghiệm ROTEM ở BN xơ gan có xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (BVNĐTW) từ 2019 tới 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 136 bệnh nhân (BN) xơ gan  điều trị tại BVNĐTW. Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,9 ± 11,5, nam giới chiếm 78%; Tỉ lệ xuất huyết trên lâm sàng là 39%; Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số đông máu cơ bản (PT%, rAPTT, Fibrinogen) ở 2 nhóm xuất huyết và không xuất huyết, trong khi số lượng tiểu cầu ở  nhóm có xuất huyết thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p = 0,045). Chỉ số biên độ cục đông trên ROTEM có sự khác biệt giữa 2 nhóm xuất huyết và không xuất huyết (p < 0,05), trong khi đó không thấy sự khác biệt ở chỉ số CT. BN có biểu hiện giảm đông trên ROTEM có tỷ lệ xuất huyết 41,3%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có kết quả ROTEM bình thường (p=0,047). Kết luận: Bất thường các chỉ số xét nghiệm đông máu cơ bản  không dự đoán được tình trạng xuất huyết ở BN xơ gan. Xét nghiệm ROTEM bình thường có thể giúp loại trừ nguy cơ xuất huyết do tình trạng rối loạn đông máu ở các BN có giảm các chỉ số đông máu cơ bản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ánh, “Xơ gan,” in Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản y học., Đại học Y Hà Nội, 2020, pp. 32–34.
2. National Guideline Centre (UK), Cirrhosis in Over 16s: Assessment and Management. in National Institute for Health and Care Excellence: Guidance. London: National Institute for Health and Care Excellence (UK), 2016. Accessed: Jun. 23, 2021. [Online]. Available: http://www.ncbi. nlm.nih.gov/books/NBK374136/
3. Bộ Y tế, “Chỉ định và đánh giá kết quả một số xét nghiệm đông cầm máu,” in Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Hà Nội, 2022, pp. 465–482.
4. K. Görlinger et al., “The role of evidence-based algorithms for rotational thromboelastometry-guided bleeding management,” Korean J Anesthesiol, vol. 72, no. 4, pp. 297–322, Aug. 2019, doi: 10.4097/kja.19169.
5. Labidi et al., “The relationship between coagulation disorders and the risk of bleeding in cirrhotic patients,” Annals of Hepatology, vol. 18, no. 4, pp. 627–632, Jul. 2019, doi: 10.1016/j.aohep.2018.12.007.
6. K. Ewe, “Bleeding after liver biopsy does not correlate with indices of peripheral coagulation,” Digest Dis Sci, vol. 26, no. 5, pp. 388–393, May 1981, doi: 10.1007/BF01313579.
7. E. G. Giannini, A. Greco, S. Marenco, E. Andorno, U. Valente, and V. Savarino, “Incidence of Bleeding Following Invasive Procedures in Patients With Thrombocytopenia and Advanced Liver Disease,” Clinical Gastroenterology and Hepatology, vol. 8, no. 10, pp. 899–902, Oct. 2010, doi: 10.1016/ j.cgh.2010.06.018.
8. Nguyễn Mạnh Chiến, “Nhận xét đặc điểm rối loạn đông cầm máu bằng xét nghiệm ROTEM ở BN suy gan cấp trại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai - Luận văn thạc sĩ y học,” Luận văn thạc sĩ y học. [Online]. Available: Đại học Y Hà Nội
9. J. Seeßle, J. Löhr, M. Kirchner, J. Michaelis, and U. Merle, “Rotational thrombelastometry (ROTEM) improves hemostasis assessment compared to conventional coagulation test in ACLF and Non-ACLF patients,” BMC Gastroenterology, vol. 20, no. 1, p. 271, Aug. 2020, doi: 10.1186/s12876-020-01413-w.
10. G. Dumitrescu, A. Januszkiewicz, A. Ågren, M. Magnusson, S. Wahlin, and J. Wernerman, “Thromboelastometry,” Medicine (Baltimore), vol. 96, no. 23, p. e7101, Jun. 2017, doi: 10.1097/MD.0000000000007101.