KHẢO SÁT BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP COPD ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC NĂM 2023

Nguyễn Ngọc Khánh Dung1,, Lâm Văn Nút2
1 Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch thường gặp trong đợt cấp COPD. Xác định mối liên quan giữa bệnh lý tim mạch với mức độ triệu chứng và tiền sử đợt cấp COPD. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, số liệu thứ cấp được thu thập từ hồ sơ bệnh án trước đó, số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả: Bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) có tỷ lệ cao nhất ở tuổi từ 61-70 tuổi chiếm 27.1%. Từ 50 tuổi trở lên thì BPTNMT có tỷ lệ tăng dần theo tuổi. Số bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với bệnh nhân nữ, gấp 4,4 lần. Bệnh nhân BPTNMT có cân nặng thấp (gầy) là 26 bệnh nhân chiếm 32.1%. Số bệnh nhân có cân nặng bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 48.1%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là bệnh nhân thừa cân béo phì. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân đợt cấp BPTNMT có kèm theo bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất 74,1%; kế đến là bệnh động mạch vành với 67,9%. Suy tim và rối loạn nhịp tim chiếm tỉ lệ thấp nhất, lần lượt là 7,4% và 1,2%. Số bệnh nhân có nguy cơ cao của đợt cấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân nguy cơ thấp. Bệnh nhân BPTNMT có nhiều triệu chứng chiếm tỉ lệ 55,6%, cao hơn so với bệnh nhân có ít triệu chứng (44,4%). Nhìn chung bệnh nhân BPTNMT có mắc kèm bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao mắc đợt cấp hơn. Tuy nhiên chỉ có Tăng huyết áp và bệnh động mạch vành là có ý nghĩa thống kê (p < 0,1). Bệnh nhân BPTNMT có mắc kèm bệnh lý tim mạch làm cho đợt cấp BPTNMT có nhiều triệu chứng hơn. Tuy nhiên chỉ có mối liên hệ giữa BPTNMT với tăng huyết áp và Bệnh động mạch vành là có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trong đợt cấp BPTNMT có kèm theo các bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp 74,1%; kế đến là Bệnh động mạch vành 67,9%, Suy tim 7,4%, Rối loạn nhịp tim 1,2%. Tăng huyết áp, Bệnh động mạch vành có liên quan đến mức độ nặng của đợt cấp và làm cho đợt câp có nhiều triệu chứng với (p< 0,1). Từ kết quả nghiên cứu này, giúp nhân viên y tế hiểu được mối liên hệ giữa BPTNMT và bệnh lý tim mạch, từ đó đề cao vai trò của việc tầm soát và nhận biết sớm, lượng giá và có biện pháp xử trí thích hợp đối với các bệnh tim mạch, cân nhắc sự tương tác giữa ảnh hưởng của thuốc và các biểu hiện bệnh lý khác nhau sẽ góp phần làm cải thiện kết cục lâm sàng của bệnh COPD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định 3192/BYT ngày 31/8/2010 của Bộ Y tế về “ban hành chẩn đoán, điều trị Tăng huyết áp”
2. Quyết định số 5332/QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành"
3. Quyết định 1857/QĐ-BYT ngày 05/07/2022 về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn"
4. GOLD (2018), Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease http://ww.gold copd.org.
5. GOLD (2019), Global Strategy for the Diagnosis, Management and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease, Report. www.goldcopd.org (Accessed on February 04, 2019).
6. Pauwels, R. A., Buist, A. S., Calverley, P. M., et al. (2001), Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease. NHLBI/WHO Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) Workshop summary. Am J Respir Crit Care Med. 163(5), pp. 1256-76.
7. WHO (2018), The top 10 causes of death.
8. Group, R.C.W. (2003), COPD prevalence in 12 Asia-Pacific countries and regions: projections based on the COPD prevalence estimation model. Respirology. 8(2), pp. 192-8.