HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM BẰNG KÍCH THÍCH TỪ XUYÊN SỌ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị người bệnh trầm cảm bằng kích thích từ xuyên sọ. Đối tượng: 50 người bệnh chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD 10. Phương pháp: Can thiệp lâm sàng có đối chứng không ngẫu nhiên trên 50 người bệnh trầm cảm trong đó 25 người bệnh được can thiệp bằng thuốc kết hợp với kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não trước trán lưng bên trái (120%MT, 10Hz, chuỗi xung 4,05s, thời gian nghỉ giữa 2 chuỗi xung 11,05s, 18’26 phút một buổi điều trị, 5 buổi/ tuần trong 2 tuần) và 25 người bệnh dùng thuốc đơn thuần. Kết quả: Nhóm kết hợp thuốc và rTMS làm tăng tỷ lệ đáp ứng trên thang điểm trầm cảm beck (BDI) một cách có ý nghĩa thống kê sau tuần đầu tiên (p=0,031) và gia tăng hiệu quả đáp ứng sau 2 tuần điều trị (p<0,001). Nhóm kết hợp thuốc và rTMS có tỷ lệ lui bệnh cao hơn sau cả 2 tuần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống. Kết luận: Kết quả nghiên cứu ủng hộ hiệu quả của rTMS trong việc đẩy nhanh đáp ứng chống trầm cảm khi phối hợp với các thuốc chống trầm cảm trên các người bệnh trầm cảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, kích thích từ xuyên sọ, vỏ não trước trán lưng bên trái
Tài liệu tham khảo
2. Rossini, D., L. Magri, A. Lucca, et al., (2005). Does rTMS hasten the response to escitalopram, sertraline, or venlafaxine in patients with major depressive disorder? A double-blind, randomized, sham-controlled trial.J Clin Psychiatry, 66(12): p. 1569-75.
3. Rumi, D.O., W.F. Gattaz, S.P. Rigonatti, et al., (2005). Transcranial magnetic stimulation accelerates the antidepressant effect of amitriptyline in severe depression: a double-blind placebo-controlled study.Biol Psychiatry, 57(2): p. 162-6.
4. Horvath, J.C., J. Mathews, M.A. Demitrack, et al., (2010). The NeuroStar TMS device: conducting the FDA approved protocol for treatment of depression.J Vis Exp(45).
5. Nguyễn Văn Phi (2014).Nghiên cứu điều trị giai đoạn trầm cảm vừa bằng kích thích từ xuyên sọ tại Viện sức khỏe Tâm thần. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Parker, C.J., K. Morgan, and M.E. Dewey, (1997). Physical illness and disability among elderly people in England and Wales: the Medical Research Council Cognitive Function and Ageing Study. The Analysis Group. J Epidemiol Community Health 51: p. 494-501.
7. Martin, J.L., M.J. Barbanoj, T.E. Schlaepfer, et al., (2003). Repetitive transcranial magnetic stimulation for the treatment of depression. Systematic review and meta-analysis.Br J Psychiatry, 182: p. 480-91.
8. Garcia-Toro, M., A. Pascual-Leone, M. Romera, et al., (2001). Prefrontal repetitive transcranial magnetic stimulation as add on treatment in depression.J Neurol Neurosurg Psychiatry, 71(4): p. 546-8.
9. Herwig, U., A.J. Fallgatter, J. Hoppner, et al., (2007). Antidepressant effects of augmentative transcranial magnetic stimulation: randomised multicentre trial.Br J Psychiatry, 191: p. 441-8.