KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ SÀN MIỆNG GIAI ĐOẠN cT1-2N0M0 TẠI BỆNH VIỆN K

Văn Trọng Nguyễn 1,, Quốc Duy Ngô 2, Chính Đại Lê 1, Văn Quảng Lê 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng tái phát, thời gian sống thêm và phân tích một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân (BN) ung thư sàn miệng giai đoạn cT1-2N0M0 được điều trị tại Bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 65 BN ung thư sàn miệng giai đoạn cT1-2N0M0 được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện K trong thời gian từ 01/2015 đến 12/2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 65 BN nghiên cứu, đa số ≤60 tuổi (73,8%); tỷ lệ nam/nữ: 8,3/1; 32,3% BN di căn hạch tiềm ẩn. Có 21BN tái phát sau điều trị (32,3%), vị trí hay gặp là hạch cổ (57,1%), đa số xảy ra trong 24 tháng đầu (71,4%). Kích thước u và di căn hạch tiềm ẩn có liên quan đến tỷ lệ tái phát (p<0,05). Tỷ lệ DFS và OS 5 năm lần lượt là 62,3% và 74%, thời gian DFS và OS trung bình lần lượt là 45,08 và 52,03 tháng. Các yếu tố ảnh hưởng đến DFS gồm kích thước u (p=0,03), di căn hạch (p<0,001) và giai đoạn bệnh sau phẫu thuật (p<0,001). Các yếu tố ảnh hưởng đến OS gồm kích thước u (p=0,037), di căn hạch (p=0,005) và giai đoạn bệnh sau phẫu thuật (p<0,001). Kết luận: Tái phát sau điều trị UT sàn miệng thường gặp tại hạch cổ và tại chỗ. Kích thước u và di căn hạch có liên quan đến tình trạng tái phát. Kích thước u, di căn hạch và giai đoạn bệnh sau phẫu thuật ảnh hưởng xấu đến sống thêm toàn bộ và không bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Quảng (2020). Ung thư đầu cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Saggi S, Badran K W, Han A Y et al (2018). Clinicopathologic characteristics and survival
outcomes in floor of mouth squamous cell carcinoma: a population-based study. Otolaryngology –Head and Neck Surgery, 159(1), 51-58.
3. Rodrigues R M, Bernardo V G, Da Silva S D et al (2020). How pathological criteria can impact prognosis of tongue and floor of the mouth squamous cell carcinoma. Journal of Applied Oral Science, 28,
4. Wei D, Qigen F, Shanting L et al (2020). Feasibility of submandibular gland preservation in cT1-2N0 squamous cell carcinoma in the floor of the mouth. Frontiers in oncology, 10, 579.
5. Künzel J, Psychogios G, Koch M et al (2013). Results of treatment for pT1/pT2 carcinomas of the floor of mouth. Acta oto-laryngologica, 133(9), 1000-1005.
6. Jang W I, Wu H G, Park C I et al (2008). Treatment of patients with clinically lymph node-negative squamous cell carcinoma of the oral cavity. Japanese journal of clinical oncology, 38(6), 395-401.
7. Fives C, Feeley L, O'Leary G et al (2016). Importance of lymphovascular invasion and invasive front on survival in floor of mouth cancer. Head & neck, 38(S1), E1528-E1534.
8. Kowalski L P, Bagietto R, Lara J RL et al (2000). Prognostic significance of the distribution of neck node metastasis from oral carcinoma. Head & Neck: Journal for the Sciences and Specialties of the Head and Neck, 22(3), 207-214.
9. Amaral T M P, da Silva Freire A R, Carvalho A L et al (2004). Predictive factors of occult metastasis and prognosis of clinical stages I and II squamous cell carcinoma of the tongue and floor of the mouth. Oral oncology, 40(8), 780-786.