ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC Ở BỆNH NHÂN LUPUS MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2021

Thị Hà Hoàng 1,, Hữu Trường Nguyễn 2, Thị Kiều My Trần3,4
1 Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Viện Huyết học - Truyền Máu Trung ương
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) là một bệnh lý viêm mạn tính và một số chỉ số huyết học đã được chứng minh có vai trò trong đánh giá đáp ứng viêm hệ thống, mức độ hoạt động bệnh cũng như dự báo một số tổn thương tạng và sự xuất hiện bệnh. Tuy nhiên, thai nghén ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ số này. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu sự thay đổi của một số chỉ số huyết học và mối liên quan của chúng với hoạt động của bệnh khi mang thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 82 thai phụ lupus với nhóm chứng bao gồm 40 bệnh nhân lupus không mang thai và 30 thai phụ khỏe mạnh. Đánh giá hoạt động bệnh theo thang điểm SLEPDAI. Các chỉ số huyết học được đánh giá gồm nồng độ huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu, bạch cầu đoạn trung tính (BCĐTT), lympho, tỷ số giữa số lượng BCĐTT và lympho (NLR), tỷ số  giữa số lượng tiểu cầu và lympho (PLR). Kết quả: Liên quan đến hoạt động bệnh khi mang thai, điểm SLEPDAI có tương quan với nồng độ huyết sắc tố (r = -0,609), số lượng tiểu cầu (r = -0,280), lympho (r = -0,222) và NLR  (r =0,343) nhưng không tương quan với PLR. Hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy nồng độ huyết sắc tố là một yếu tố độc lập ảnh hưởng đến chỉ số SLEPDAI (β = -0,098; p = 0,001). Ở thai phụ lupus NLR (3,96) tăng cao so với nhóm lupus không mang thai (2,91) nhưng không khác biệt so với thai phụ khỏe mạnh (3,51). PLR (159,66) tương đồng với nhóm lupus không mang thai (175,09) nhưng tăng cao đáng kể so với thai phụ khỏe mạnh (106,34). Trong dự báo LBĐHT, NLR và PLR có giá trị AUC lần lượt là 0,627 (95%CI: 0,519 - 0,735; p = 0,040) và 0,729 (95%CI: 0,627 - 0,822; p < 0,001). Kết luận: Nồng độ huyết sắc tố, NLR và PLR có thể là các chỉ số giúp đánh giá viêm hệ thống ở bệnh nhân lupus khi mang thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beyan, E., C. Beyan, and M.J.H. Turan, Hematological presentation in systemic lupus erythematosus and its relationship with disease activity. 2007. 12(3): p. 257-261.
2. Lee, Y.H. and G.G.J.J.o.R.D. Song, Association of neutrophil to lymphocyte ratio, platelet to lymphocyte ratio, and mean platelet volume with systemic lupus erythematosus disease activity: a meta-analysis. 2017. 24(5): p. 279-286.
3. Lateef, A. and M. Petri, Managing lupus patients during pregnancy. Best Pract Res Clin Rheumatol, 2013. 27(3): p. 435-47.
4. Wu, Y., et al., Neutrophil-to-lymphocyte ratio (NLR) and platelet-to-lymphocyte ratio (PLR) were associated with disease activity in patients with systemic lupus erythematosus. 2016. 36: p. 94-99.
5. Hershko Klement, A., et al., Neutrophils to lymphocytes ratio and platelets to lymphocytes ratio in pregnancy: A population study. PLoS One, 2018. 13(5): p. e0196706.
6. Meng, X., et al., Determinant roles of gender and age on SII, PLR, NLR, LMR and MLR and their reference intervals defining in Henan, China: A posteriori and big‐data‐based. 2018. 32(2): p. e22228.
7. Yu, H., et al., Predictive value of the neutrophil-to-lymphocyte ratio and hemoglobin insystemic lupus erythematosus. Exp Ther Med, 2018. 16(2): p. 1547-1553.
8. Peirovy, A., et al., Clinical Usefulness of Hematologic Indices as Predictive Parameters for Systemic Lupus Erythematosus. Lab Med, 2020. 51(5): p. 519-528.
9. Yücel, B. and B. Ustun, Neutrophil to lymphocyte ratio, platelet to lymphocyte ratio, mean platelet volume, red cell distribution width and plateletcrit in preeclampsia. Pregnancy Hypertens, 2017. 7: p. 29-32.