ĐẶC ĐIỂM KIỂU HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN LAO TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI KHÁNG THUỐC HÀNG 1 TẠI TỈNH BẾN TRE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: bệnh lao kháng thuốc đến nay vẫn là vấn đề đáng lo ngại, tỷ lệ mắc và tử vong gia tăng trên thế giới, ở Việt Nam và cả ở Bến Tre. Hiện nay việc xác định tình hình kháng thuốc giúp góp phần cải thiện tình trạng mắc lao kháng thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kiểu hình kháng thuốc và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân lao phổi kháng thuốc hàng 1 tại Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu: 60 chủng vi khuẩn lao kháng thuốc hàng 1 thu nhận tại Bến Tre 2021-2024, dựa vào kết quả xét nghiệm GeneXpert có Mycobacterium Tuberculosis và kháng Rifampicin, đồng thời kết quả nuôi cấy môi trường lỏng (MGIT) cho kết quả (+) và kháng sinh đồ có kháng bất kỳ thuốc lao hàng 1: rifampicin (R), isoniazid (H), streptomycin (S), ethambutol (E). Kết quả: đa số là nam giới chiếm 86,7%, tuổi trung bình là 50,23±14,41. Người bệnh đa kháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,3%, trong đó kháng bốn thuốc RHZE chiếm đa số. Tỷ lệ người bệnh đơn kháng chiếm 18,3%, và kháng nhiều thuốc chiếm 13,4%. Kháng R, H, S và E lần lượt là 80%; 83,3%; 81,7% và 45%. Tỷ lệ nữ mắc lao đa kháng cao hơn nam giới (100% so với 63,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So với nhóm >60 tuổi, nhóm tuổi >20-40 mắc lao kháng thuốc cao gấp gần 13 lần, sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: bệnh nhân lao phổi kháng thuốc hàng 1 thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, kiểu hình lao kháng thuốc hàng 1 tại tỉnh Bến Tre cho thấy tỷ lệ lao đa kháng thuốc chiếm ưu thế, trong đó đa số là tỷ lệ kháng 4 thuốc (RHSE). Nữ giới có tỷ lệ mắc lao đa kháng cao hơn nam giới, và nhóm trẻ tuổi >20-40 có nguy cơ mắc lao đa kháng cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh lao, Kháng thuốc hàng 1, Lao đa kháng, Bến Tre.
Tài liệu tham khảo

2. Đặng Vĩnh Hiệp (2021), "Mối tương quan giữa đặc điểm kháng thuốc lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi tái phát sau 2 tháng điều trị", Tạp chí Y học Việt Nam, 499(1-2), tr. 41-44.

3. Nguyễn Thị Thu Thái (2013), "Kiểu hình kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập tại Việt Nam", Tạp chí Y học thực hành, 849, tr. 72-74.

4. Nguyễn Hữu Thành, Trần Ngọc Dung, et al (2023), "Tình hình lao đa kháng và kết quả điều trị trong 3 năm 2018-2020 tại tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Y học Việt Nam, 531(1), tr. 252-257.

5. Nguyễn Chí Tuấn, Đào Ngọc Bằng, et al (2024), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi kháng thuốc lao hàng thứ nhất", Tạp chí Y Dược học Quân sự, 49(8), tr. 75-84.

6. Reechaipichitkul W., Tubtim S., et al (2011), "Drug susceptibility patterns of Mycobacterium tuberculosis and clinical outcomes of drug-resistant tuberculosis at Srinagarind Hospital, a tertiary care center in northeastern Thailand", Southeast Asian J Trop Med Public Health, 42(5), pp. 1154-1162.

7. Spies R., Hong H. N., et al (2024), "Spatial Analysis of Drug-Susceptible and Multidrug-Resistant Cases of Tuberculosis, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2020-2023", Emerg Infect Dis, 30(3), pp. 499-509.

8. Welekidan L. N., Skjerve E., et al (2020), "Characteristics of pulmonary multidrug-resistant tuberculosis patients in Tigray Region, Ethiopia: A cross-sectional study", PLoS One, 15(8), pp. e0236362.

9. World Health Organization (2023), Global Tuberculosis Report 2023, World Health Organization, Geneva.
