HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA XẠ TRỊ LẬP THỂ ĐỊNH VỊ THÂN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN CÓ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CỬA

Thị Ngà Đinh 1, Doãn Kỳ Thái1,, Anh Tuấn Nguyễn 1, Đình Châu Nguyễn 1, Quang Biểu Bùi 1, Thanh Bình Mai 1, Trường Giang Đinh 1, Văn Thái Nguyễn 1, Tiến Thịnh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu và độc tính của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa (HKTMC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc trên 31 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối thân hoặc nhánh chính tĩnh mạch cửa, được điều trị bằng kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân, theo dõi từ 07/2018 đến 06/2021 tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. Đánh giá tỷ lệ đáp ứng huyết khối, thời gian sống thêm toàn bộvà các tác dụng phụ. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng huyết khối sau 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 67,7%; 37,9%. Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 13 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 6 tháng, 1 năm lần lượt là 93,5%; 54,8%. Các độc tính chủ yếu độ 1-2 bao gồm giảm tiểu cầu, tăng enzyme gan, đau hạ sườn phải.Không có tử vong liên quan đến điều trị. Kết luận: Xạ trị lập thể định vị thân là phương pháp an toàn và có hiệu quả trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có HKTMC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., et al. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3): 209-249.
2. Yuta Shibamoto, Akifumi Miyakawa, et al. (2015). Radiobiology of SBRT: 11-25.
3. U.S. Deparment of heath anh human services (2017), Common Terminology Criteria for Adverse Event ( CTCAE) version 5.0: U.S.
4. Eisenhauer E.A, Therasse P., J. Bogaerts, et al.(2009). New response evaluation criteria in solid tumours: revised RECIST guideline (version 1.1). Eur J Cancer, 45(2): 228-47
5. Bustamante J., Llovet JM, et al.(1999). Natural history of untreated nonsurgical hepatocellular carcinoma: rationale for the design and evaluation of therapeutic traials Hepatology, 29(62): 7
6. Choi H.S., Kang K. M., et al. (2021). Effectiveness of stereotactic body radiotherapy for portal vein tumor thrombosis in patients with hepatocellular carcinoma and underlying chronic liver disease. Asia Pac J Clin Oncol, 17(3): 209-215.
7. Shui Y., W. Yu, et al.(2018). Stereotactic body radiotherapy based treatment for hepatocellular carcinoma with extensive portal vein tumor thrombosis. Radiat Oncol, 13(1): 188
8. Li Zhang, Mian Xi, et al. (2013). Effectiveness of Stereotactic Body Radiotherapy for Hepatocellular Carcinoma with Portal Vein and/or Inferior Vena Cava Tumor Thrombosis. PLoS One, 8(5): e63864
9. Li X., Ye Z., et al.(2021). Predictive factors for survival following stereotactic body radiotherapy for hepatocellular carcinoma with portal vein tumour thrombosis and construction of a nomogram. BMC Cancer, 21(1): 701