THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOÁ SINH CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Bùi Thị Ánh Nguyệt1,2, Bùi Thiên Hương3, Nguyễn Văn Trường2, Nguyễn Trọng Hưng4, Trần Thị Hà Thu1, Đỗ Nam Khánh1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc
3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội
4 Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình thừa cân béo phì và một số đặc điểm xét nghiệm hoá sinh của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023-2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả: Nghiên cứu có tổng số 251 đối tượng, trong đó 49% là nam và 51% là nữ. Nhóm tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%, sau đó là độ tuổi từ 70 trở lên chiếm 41,4%, đứng thứ 3 là nhóm tuổi từ 40-59 chiếm 14,1% và cuối cùng là độ tuổi dưới 40 chiếm 1,6%. Các bệnh lý kèm theo của đối tượng gặp nhiều nhất là cơ xương khớp với 36,3%, ngay sau đó là đái tháo đường là 30,7%, bệnh lý tiêu hoá với 25,1%, bệnh lý gan mật là 16.3%, bệnh hô hấp và thận tiết niệu lần lượt là 12,0% và 12,4%, cuối cùng là bệnh lý tim mạch là 11,6%. Đa số đối tượng nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng tiền béo phì (48,2%), tiếp sau đó là nhóm có tình trạng dinh dưỡng bình thường (29,9%). Tỷ lệ béo phì chiếm 21,9%, chủ yếu là béo phì độ I (21,1%), béo phì độ II chỉ chiếm 0,8%.  Không có trường hợp đối tượng nào được ghi nhận là nhẹ cân. Có 76,9% người bệnh Glucose máu bình thường, đối với nam giới có tỷ lệ bình thường là 76,4%, nữ giới là 77,3%. Phần lớn, người bệnh đã kiểm soát được Triglyceride và Cholesterol tỷ lệ là  79,3% và 70,1%. Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng tiền béo phì và béo phì vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số các đối tượng nghiên cứu, cần có những giải pháp giúp người bệnh kiểm soát tình trạng dinh dưỡng và huyết áp hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Hypertension: The Basic Facts. World Health Organization; 2013:16-21. Accessed May 4, 2023. https://www.jstor.org/ stable/resrep30117.6
2. Son P, Nguyen Q, Lan V, et al. Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey. Journal of human hypertension. 2011;26:268-280. doi:10.1038/ jhh.2011.18
3. Ondimu DO, Kikuvi GM, Otieno WN. Risk factors for hypertension among young adults (18-35) years attending in Tenwek Mission Hospital, Bomet County, Kenya in 2018. Pan Afr Med J. 2019; 33: 210. doi:10.11604/pamj.2019.33. 210.18407
4. Gaziano TA, Bitton A, Anand S, Weinstein MC, Hypertension for the IS of. The global cost of nonoptimal blood pressure. Journal of Hypertension. 2009;27(7): 1472. doi:10.1097/ HJH.0b013e32832a9ba3
5. Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Minh Anh, Đặng Kim Anh, Phan Bích Hạnh, Nguyễn Thành Tiến. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm y tế quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng năm 2021. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;18(3+ 4):70-78.
6. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Anh Thơ (2021). Kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp. Tạp Chí Y học Việt Nam, 502(2), 125-130.
7. Nguyễn Đăng Đễ, Vũ Thanh Bình, Phạm Ngọc Khái. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2019;15(3):46-50.
8. Đỗ Minh Sinh, Lê Thị Thùy, Vũ Thị Thúy Mai. Nhận thức về chế độ ăn của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2018;1(3):22-27.