THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2020

Văn Mạnh Ngô 1,, Thị Hương Ly Phạm 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của học sinh và một số yếu tố liên quan ở đối tượng học sinh lớp 12 tại 2 trường THPT của thành phố Thái Bình năm 2020. Nghiên cứu thu thập thông tin qua phát vấn bộ câu hỏi sử dụng bộ công cụ DASS-21. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 24%, trầm cảm là 60%. Về mức độ, tỷ lệ lo âu từ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 10,5%; 6,8%; 4,5%; 2,2%. Tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 13,3%; 24,2%; 10,3%; 12,2%. Sự thiếu quan tâm của bố mẹ, thầy cô làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu ở học sinh. Ngoài ra thường xuyên bị áp lực thi, kiểm tra cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Các yếu tố hài lòng về mối quan hệ bạn bè, và tình trạng hôn nhân của bố mẹ có liên quan tới tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu. Tăng cường sự quan tâm của gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường trong việc sắp xếp thời gian học sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Mental health. 2019.
2. Demir T, Karacetin G, Demir DE, Uysal O. Epidemiology of depression in an urban population of Turkish children and adolescents. Journal of Affective Disorders. 2011;6(13):168–176.
3. Yang Xiaoli JC, Pan Wen, Xu Wenming, Liang Fang, Li Ning, Mu Huijuan, Na Jun,, Lv Ming AX, Yu Chuanyou, Fu Zenguo, Li Lili, Yu Lianzheng, Tong Lijuan, Pan Guowei. Prevalence of Psychiatric Disorders among Children and Adolescents in Northeast China. Prevalence of Psychiatric Disorders in Chinese School Children. 2014;32(12):1-9.
4. Nguyễn Thị Phương Hằng. Thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình. Tạp chí tâm lý học. 2009;6(123):57-63.
5. Ngô Thị Liên. Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia, Đại học Giáo dục; 2013.
6. Nguyễn Thị Mai. Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện trầm cảm của học sinh trung học cơ sở quận Hoàng Mai, Hà Nội: Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Giáo dục 2013.
7. Danh Thành Tín, Lê Minh Thuận, Huỳnh Ngọc Thanh. Tỷ lệ Stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trường THPT chuyên Thanh Tỉnh Hậu Giang và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2021;25(2):161-167.
8. Abbo C, Kinyanda E, Kizza RB, Levin J, Ndyanabangi S, Stein DJ. Prevalence, comorbidity and predictors of anxiety disorders in children and adolescents in rural north-eastern Uganda. Child Adolesc Psychiatry Ment Health. 2013;7(1):21.
9. Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Thị Hằng. Ảnh hưởng của khí chấtđến mức độ lo âu ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Tạp chí tâm lý học. 2012;3(156): 24-33.
10. Hồ Hữu Tình và Nguyễn Doãn Thành. Thực trạng stress lo âu và những liên quan đến lo âu ở học sinh cấp 3 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận tháng 4-2009. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2010;14(2):180-187.