ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Thu Thảo Đỗ 1,, Thị Lan Phạm 1,2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân vảy nến thông qua thực trạng các yếu tố nguy cơ và ước lượng nguy cơ tim mạch trong 10 năm bằng thang điểm Framingham. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên nhóm nghiên cứu gồm 306 bệnh nhân vảy nến và nhóm đối chứng gồm 306 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh da thông thường, thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021. Cả 2 nhóm đượcmô thả thực trạng các yếu tố nguy cơ tim mạch như: hút thuốc lá, uống rượu bia, stress, thiếu hoạt động thể lực, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Sau đó tính nguy cơ tim mạch dựa trên các yếu tố là tuổi, giới, tình trạng hút thuốc lá, đái tháo đường, HATT (mmHg), nồng độ Cholesterol TP và HDL-C (mmol/L). Điểmnguy cơ tim mạch được tính dựa trên chương trình Framingham Heartwebsite: https://framinghamheartstudy.org/fhs-risk-functions/cardiovascular-disease-10-year-risk. Kết quả: Bệnh nhân vảy nến có các yếu tố nguy cơ tim mạch cao hơn cóý nghĩa so với nhóm đối chứng là hút thuốc lá (26,1% so với 19%; p = 0,033), stress (46,1% so với 19%; p < 0,01), thừa cân – béo phì (38,6% so với 28,4%; p = 0,008), tăng huyếtáp (32,4% so với 11,8%; p < 0,01), đái tháo đường (17,3% so với 7,5%; p < 0,01), rối loạn lipid máu (55,9% so với 35,3%; p < 0,01). Tình trạng uống rượu bia và thiếu hoạt động thể lực khác biệt không có ý nghĩa thống kê (kết quả lần lượt là 36,6% so với 32,4%; p = 0,269 và 58,2% so với 56,2%; p = 0,624). Nguy cơ tim mạch trong 10 năm tớiở nhóm vảy nến cao hơn nhómđối chứng (12,7 ± 9,5% so với 9,1 ± 6,9%; p < 0,01). Nhóm vảy nến có tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ cao nhiều hơn nhóm đối chứng (23,9% so với 13,1%; p < 0,01). Đặc biệt, thông qua mô hình hồi quy tuyến tínhđa biến cho thấy bệnh vảy nến là yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch (hệ số hồi quy 1,79; p < 0,01). Kết luận: Bệnh nhân vảy nến có nguy cơ tim mạch cao hơn nhómbệnh da thông thường. Thể hiện qua thực trạngnhóm vảy nến có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch cao hơn như: hút thuốc lá, stress, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nguy cơ tim mạchtrong 10 năm dựđoántheo thang điểm Framingham ởnhóm vảy nến cao hơn nhómđối chứng (12,7% so với 9,1%; 0 < 0,01). Trong mô hình hồi quy tuyến tínhđa biến, bệnh vảy nến là yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch (hệ số hồi quy 1,79; p <0,01).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fernández-Torres R, Pita-Fernández S, Fonseca E. Psoriasis and cardiovascular risk. Assessment by different cardiovascular risk scores. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2013;27(12):1566-1570. doi:10.1111/j.1468-3083.2012.04618.x
2. Gisondi P, Farina S, Giordano MV, Girolomoni G. Usefulness of the framingham risk score in patients with chronic psoriasis. Am J Cardiol. 2010;106(12):1754-1757. doi:10.1016/j.amjcard.2010.08.016
3. Mehta NN, Yu Y, Pinnelas R, et al. Attributable risk estimate of severe psoriasis on major cardiovascular events. Am J Med. 2011;124(8): 775.e1-6. doi:10.1016/j.amjmed.2011.03.028
4. Bjartveit K, Tverdal A. Health consequences of smoking 1-4 cigarettes per day. Tob Control. 2005;14(5):315-320. doi:10.1136/tc.2005.011932
5. Choi WJ, Park EJ, Kwon IH, Kim KH, Kim KJ. Association between Psoriasis and Cardiovascular Risk Factors in Korean Patients. Ann Dermatol. 2010;22(3):300-306. doi:10.5021/ad.2010.22.3.300
6. Hào NT. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh nhân vảy nến thông thường. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội. Published online 2016.
7. Myasoedova E, Akkara Veetil BM, Matteson EL, Kremers HM, McEvoy MT, Crowson CS. Cardiovascular risk in psoriasis: a population-based analysis with assessment of the framingham risk score. Scientifica (Cairo). 2013;2013:371569. doi:10.1155/2013/371569