KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các phương pháp điều trị bảo tồn viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính ngày càng được quan tâm do điều trị phẫu thuật cắt tuyến nước bọt có chi phí cao, nhiều biến chứng; bên cạnh đó, khả năng của các tuyến phục hồi chức năng hoặc không có triệu chứng sau khi loại bỏ tắc nghẽn đã được chứng minh bằng thực nghiệm và lâm sàng. Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị bảo tồn viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính trong một số tài liệu đã công bố. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan và phân tích dữ liệu về kết quả điều trị bảo tồn viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính từ các bài báo, luận văn, luận án trên trang cơ sở dữ liệu Pubmed, Google Scholar, EBSCOhost Research Databases. Kết quả: Tổng hợp trong 155 nghiên cứu lọc tên bài và phần giới thiệu trên 3 trang cơ sở dữ liệu: Pubmed, Google Scholar, ESBCO host Research Databases được 32 nghiên cứu. Tiếp tục đánh giá chi tiết các tài liệu chọn được 5 tài liệu đạt tiêu chuẩn đưa vào phân tích: 3 nghiên cứu tiến cứu và 2 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Kết quả phân tích cho thấy: điều trị bảo tồn viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính bằng bơm rửa hệ thống ống tuyến, có kết hợp với các chất chống viêm, kháng khuẩn có hiệu quả cao, với kết quả cải thiện chỉ số VAS rõ rệt so với trước điều trị và tỷ lệ tái phát thấp. Bệnh nhân được bơm rửa hệ thống ống tuyến bằng penicillin có kết quả điều trị ổn định, không tái phát sau 8 năm. Kết hợp nội soi và bơm rửa hệ thống ống tuyến với betamethason cải thiện chỉ số VAS tốt hơn so với chỉ nội soi ống tuyến. Kết luận: Điều trị bảo tồn viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính bằng bơm rửa hệ thống ống tuyến, có kết hợp với các chất chống viêm, kháng khuẩn có hiệu quả cao, với kết quả cải thiện chỉ số VAS rõ rệt so với trước điều trị và tỷ lệ tái phát thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kết quả, điều trị bảo tồn, viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Shacham R, Puterman MB, Ohana N, et al. Endoscopic treatment of salivary glands affected by autoimmune diseases. J Oral Maxillofac Surg. 2011; 69(2):476–481. doi: 10.1016/ j.joms.2010.10.002
3. Roby BB, Mattingly J, Jensen EL, et al. Treatment of juvenile recurrent parotitis of childhood: an analysis of effectiveness. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 2015;141(2):126-9. doi: 10.1001/jamaoto.2014.3036
4. Johanna Jokela, Aaro Haapaniemi, Antti Mäkitie, Riitta Saarinen. Sialendoscopy in treatment of adult chronic recurrent parotitis without sialolithiasis. European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. 2018; 275 (3):775-781. doi: 10.1007/s00405-017-4854-7
5. Capaccio P, Canzi P, Torretta S, et al. Combined interventional sialendoscopy and intraductal steroid therapy for recurrent sialadenitis in Sjogren’s syndrome: results of a pilot monocentric trial. Clin Otolaryngol. 2018;43(1):96-102. doi: 10.1111/coa.12911
6. Baurmash HD. Chronic recurrent parotitis: a closer look at its origin, diagnosis, and management. J Oral Maxillofac Surg. 2004; 62 (8):1010–1018. doi: 10.1016/j.joms.2003.08.041
7. Capaccio P, Torretta S, Di Pasquale D, Rossi V, Pignataro L. The role of interventional sialendoscopy and intraductal steroid therapy in patients with recurrent sine causa sialadenitis: a prospective cross-sectional study. Clin Otolaryngol. 2017;42(1):148-155. doi: 10.1111/coa.12681
8. Delagnes EA, Aubin-Pouliot A, Zheng M, et al. Sialadenitis without sialolithiasis: prospective outcomes after sialendoscopy-assisted salivary duct surgery. Laryngoscope. 2017;127(5):1073-1079. doi: 10.1002/lary.26308