ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ALZHEIMER TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Alzheimer là dạng phổ biến nhất của hội chứng sa sút trí tuệ (SSTT). Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh Alzheimer tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh án của bệnh nhân Alzheimer được điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 01/01/2022 tới 31/12/2023. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của người bệnh là 74,9 ± 9,9; nữ giới chiếm tỷ lệ 56,8 %. Thể tiền lâm sàng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,7%, thể SSTT chiếm phần lớn trong mẫu nghiên cứu với 80,2%. Bệnh mắc kèm có tỷ lệ cao nhất là tăng huyết áp, chiếm 41,9%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer hay gặp nhất trong mẫu nghiên cứu là giảm trí nhớ (chiếm 40,7%). Chỉ số đường huyết trung bình là 6,7 ± 2,7 mmol/L, triglycerid là 1,83 ± 1,39 mmol/L, cao hơn giới hạn chẩn đoán của hội chứng chuyển hóa cho 2 chỉ số này (lần lượt là 5,6 và 1,7 mmol/L). Ba thuốc được phê duyệt cho chỉ định điều trị đặc hiệu bệnh Alzheimer gồm donepezil, galantanin, cholin alfoscerat, có 18 lượt chỉ định, chỉ chiếm 11,2% trong mẫu nghiên cứu. Nhóm thuốc hỗ trợ có lượt chỉ định nhiều nhất là nhóm giảm đau đầu, chóng mặt (37,0%) – trong đó N - acetyl - DL - leucin, betahistin là thuốc được chỉ định nhiều nhất lần lượt có tỷ lệ 18,8% và 12,5%. Kết luận: Tuổi trung bình của người bệnh là 74,9 ± 9,9; tỷ lệ nữ là 56,8%; thể SSTT chiếm phần lớn với 80,2%; chỉ số đường huyết và triglycerid vượt quá mức bình thường; triệu chứng bệnh alzheimer hay gặp nhất trong mẫu nghiên cứu là giảm trí nhớ. Thuốc được chỉ định điều trị đặc hiệu alzheimer gồm donepezil, galantanin, cholin alfoscerat; thuốc hỗ trợ được chỉ định nhiều nhất là N - acetyl DL- leucin, betahistin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Alzheimer, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, sử dụng thuốc.
Tài liệu tham khảo

2. Robinson M., Lee B. Y., et al. (2017), "Recent Progress in Alzheimer's Disease Research, Part 2: Genetics and Epidemiology", J Alzheimers Dis, 57(2), pp. 317-330.

3. Alzheimer's Disease International, World Alzheimer Report 2019. Attitudes to dementia. 2019: Alzheimer’s Disease International , London. pp. 9-160.

4. Association Alzheimer’s (2020), "2020 Alzheimer's disease facts and figures: Alzheimer’s Association Report", Alzheimer's & dementia: The journal of the Alzheimer's Association, 16, pp. 391-460.

5. Dipiro J.T Talbert R.L., Yee G.C., Pharmacotherapy: A pathophysiologic aprroach. 2016: London, United Kingdom. p. 2412-2455.

6. Frozza R. L., Lourenco M. V., et al. (2018), "Challenges for Alzheimer's Disease Therapy: Insights from Novel Mechanisms Beyond Memory Defects", Front Neurosci, 12, pp. 37.

7. Mangialasche F., Solomon A., et al. (2010), "Alzheimer's disease: clinical trials and drug development", Lancet Neurol, 9(7), pp. 702-16.

8. Amir Abbas Tahami Monfared., Michael J. Byrnes., et al. (2022), Alzheimer’s Disease: Epidemiology and Clinical Progression, Neurol Ther (2022) 11:553–569 https://doi.org/10.1007/ s40120-022-00338-8

