ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI PHỤ RAU TIỀN ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rau tiền đạo là một cấp cứu trong sản khoa, một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kì, trong lúc chuyển dạ và sau đẻ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí thai phụ rau tiền đạo tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 146 sản phụ bị rau tiền đạo trong thời gian từ 01/04/2019 - 31/12/2023 tại khoa Sản và khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Kết quả: Tỉ lệ ra máu âm đạo tự nhiên là 53,4%. Tỉ lệ sản phụ có thiếu máu là 51,4% trong đó đa số thiếu máu mức độ 1 (45,9%). Tỉ lệ xử trí mổ chủ động chiếm 54,8%. Chỉ định mổ lấy thai do rau tiền đạo chảy máu 34,2%; rau tiền đạo đủ tháng 43,8%. Tỉ lệ sản phụ không phải truyền máu trong và sau phẫu thuật là 82,9%. Sau mổ có 12,3% chảy máu, 0,7% tụ máu. Kết luận: Chỉ định mổ lấy thai đúng làm giảm các biến chứng của rau tiền đạo đối với sản phụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rau tiền đạo, truyền máu, ra máu âm đạo
Tài liệu tham khảo

2. Lâm Đức Tâm, Lý Thị Mỹ Tiên và Phạm Đắc Lộc (2021), "Tỷ lệ các loại nhau tiền đạo và một số yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2021", Sản khoa - sơ sinh, 21(3), tr. 15-21.

3. Lê Lam Hương (2016), "Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố nguy cơ ở thai phụ bị rau tiền đạo", Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, 11(12), tr.1-5.

4. Lương Phan Anh và Hoàng Đức Vĩnh (2021), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ rau tiền đạo tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Y Dược, Tập 1 Số 1 (2022).

5. Trần Thị Thu Hương (2014), Nhận xét chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo tại bệnh viện phụ sản Thái Bình năm 2012 – 2013, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

6. Trường Đai học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội (2022), Giáo trình Sản phụ khoa (dành cho sinh viên sau Đại học) Tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Trương Thị Linh Giang và Trần Thị Mỹ Chi (2023), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các trường hợp nhau tiền đạo ở Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế", Tạp chí Phụ sản 2023, 21(3), tr. 22-27.

8. Kollmann M và các cộng sự. (2016), "Placenta praevia: incidence, risk factors and outcome", J Matern Fetal Neonatal Med, 29(9), tr. 1395-8.

9. Kumari U và các cộng sự. (2022), "A Study of Clinical Characteristics, Demographic Characteristics, and Fetomaternal Outcomes in Cases of Placenta Previa: An Experience of a Tertiary Care Center", Cureus, 14(12), tr. e32125.

10. Suknikhom W và Tannirandorn Y (2011), "Previous uterine operation and placenta previa", J Med Assoc Thai, 94(3), tr. 272-7.
