ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM NGƯỜI GIÀ

Thị Lan Vũ 1,2,, Văn Tuấn Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau ở giai đoạn trầm cảm người già. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, phân tích hiệu quả điều trị đau bằng phỏng vấn trực tiếp kết hợp đánh giá mức độ đau trên thang VAS, mức độ trầm cảm trên thang GDS, tham kháo hồ sơ bệnh án của 50 bệnh nhân người già ở giai đoạn trầm cảm có đau điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần,- Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 84,0% bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc chống trầm cảm, an thần kinh và bình thần, số lượng vị trí đau thuyên giảm 2,26 ± 1,45, mức độ đau VAS giảm 3,2 ± 0,99 điểm, mức độ trầm cảm trên thang GDS thuyên giảm 7,3 ± 7,21 điểm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, không có sự khác biệt thuyên giảm đau ở các mức độ trầm cảm, kháng cholinergic là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất 52,0%. Kết luận: phần lớn bệnh nhân dùng phối hợp thuốc, triệu chứng đau cải thiện đáng kể cùng thuyên giảm trầm cảm. Tuy nhiên không có sự khác biệt thuyên giảm đau ở các mức độ trầm cảm. Tác dụng không mong muốn của thuốc hay gặp ở trầm cảm người già là kháng cholinergic.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zivin K, Wharton T, Rostant O (2013). The Economic, Public Health, and Caregiver Burden of Late-life Depression. Psychiatric Clinics of North America, 36(4), 631-649.
2. Fiske A, Wetherell JL, Gatz M (2009). Depression in Older Adults. Annu Rev Clin Psychol, 5(1), 363-389.
3. Silva MR da, Ferretti F, Pinto S da S et al (2018). Depressive symptoms in the elderly and its relationship with chronic pain, chronic diseases, sleep quality and physical activity level. Brazilian Journal Of Pain, 1(4).
4. Zis P, Daskalaki A, Bountouni I, et al (2017). Depression and chronic pain in the elderly: links and management challenges. Clin Interv Aging, 12:709-720.
5. Raskin J, Wiltse CG, Siegal A, et al (2007). Efficacy of duloxetine on cognition, depression, and pain in elderly patients with major depressive disorder: an 8-week, double-blind, placebo-controlled trial. Am J Psychiatry, 164(6).
6. Demyttenaere K, Reed C, Quail D, et al (1981). Presence and predictors of pain in depression: Results from the FINDER study. Journal of Affective Disorders, 125(1-3):53-60.
7. Boss GR, Seegmiller JE(2021). Age-Related Physiological Changes and Their Clinical Significance. West J Med. 135(6):434-440.