TỈ LỆ CỦA CHỦNG KLEBSIELLA PNEUMONIAE ĐỘC LỰC CAO VÀ CÁC GEN ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO KLEBSIELLA PNEUMONIAE

Võ Triều Lý1,, Phạm Văn Tân1, Vũ Thị Hiếu2, Lê Bửu Châu3, Đông Thị Hoài Tâm4
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiểu biết hơn về K. pneumoniae độc lực cao và gen đề kháng kháng sinh trong những trường hợp nhiễm trùng huyết do K. pneumoniae đóng vai trò quan trọng trong chiến lược điều tác nhân gây bệnh này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ của chủng K. pneumoniae độc lực cao và tỉ lệ của các gen đề kháng kháng sinh trong những trường hợp nhiễm trùng huyết do K. pneumoniae. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, lấy mẫu các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên nhập viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 01/2020 đến 06/2021 và có kết quả cấy bệnh phẩm phân lập K. pneumoniae. Kết quả: Trong 57 trường hợp nhiễm trùng huyết do K.  pneumoniae được ghi nhận, có 8,8% do K. pneumoniae độc lực cao và đều là NTCĐ. Có 24,6% gen đề kháng kháng sinh được phân lập. Tuổi trung vị là 53 (IQR: 43-62,5) tuổi. Nam giới chiếm 61,4%. NTBV chiếm 14%. Áp xe gan là ổ nhiễm trùng thường gặp nhất, chiếm 22,8%. Tỉ lệ tử vong là 26,5%. Các yếu tố tương quan độc lập đến gia tăng tỉ lệ tử vong gồm viêm phổi (OR 8,7; KTC 95% 1,1-67,2) và NTBV (OR 23,9; KTC 95% 2,2-260,1). Kết luận: Trong 57 chủng K. pneumoniae được xét nghiệm gen, có 14 chủng mang gen kháng thuốc và 5 chủng mang gen độc lực cao được ghi nhận. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong của bệnh nhân K. pneumoniae là viêm phổi và NTBV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sader HS, Farrell DJ, Flamm RK, Jones RN. Antimicrobial susceptibility of Gram-negative organisms isolated from patients hospitalised with pneumonia in US and European hospitals: results from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program, 2009-2012. Int J Antimicrob Agents. 2014; 43(4): 328-34.doi: 10.1016/j.ijantimicag. 2014.01.007
2. Phu VD, Wertheim HF, Larsson M, et al. Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PLoS One. 2016;11(1):e0147544.doi: 10.1371/journal.pone.0147544
3. Paczosa MK, Mecsas J. Klebsiella pneumoniae: Going on the Offense with a Strong Defense. Microbiol Mol Biol Rev. 2016;80(3):629-61.doi: 10.1128/MMBR.00078-15
4. George E. Nelson Matthew H. Greene (2019), "Enterobacteriaceae", Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, Elsevier/Saunders, Ninth edition, Philadelphia, PA, pp.2680-2681.
5. Meatherall B. L., Gregson D., Ross T., et al. (2009), "Incidence, risk factors, and outcomes of Klebsiella pneumoniae bacteremia", Am J Med, 122 (9), pp.866-73.
6. Kang CI, Kim SH, Bang JW, et al. Community-acquired versus nosocomial Klebsiella pneumoniae bacteremia: clinical features, treatment outcomes, and clinical implication of antimicrobial resistance. J Korean Med Sci. 2006;21(5):816-22.doi: 10.3346/jkms.2006.21.5.816
7. Russo TA, Marr CM. Hypervirulent Klebsiella pneumoniae. Clin Microbiol Rev. 2019;32(3):doi: 10.1128/CMR.00001-19
8. Hao Z., Duan J., Liu L., et al. (2020), "Prevalence of Community-Acquired, Hypervirulent Klebsiella pneumoniae Isolates in Wenzhou, China", Microb Drug Resist, 26 (1), pp.21-27.
9. Wu H. S., Wang F. D., Tseng C. P., et al. (2012), "Characteristics of healthcare-associated and community-acquired Klebsiella pneumoniae bacteremia in Taiwan", J Infect, 64 (2), pp.162-8.