ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG THEO THANG ĐIỂM NSOFA Ở TRẺ SƠ SINH DƯỚI 32 TUẦN MẮC NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Đỗ Hoàng Yến1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2,3,, Bùi Thị Thủy Tiên1
1 Bệnh viện Hùng Vương
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Nhi Đông 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tử vong tử vong và đánh giá tiên lượng tử vong theo thang điểm nSOFA ở trẻ sơ sinh dưới 32 tuần mắc nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ sơ sinh non tháng dưới 32 tuần nhập khoa sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương từ tháng 09/2023-02/2024, nghiên cứu tiến cứu dọc, xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn huyết, và xác định điểm nSOFA trong 72 giờ sau sinh, giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm này bằng đường cong ROC và diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Kết quả: 180 trẻ sơ sinh được thu thập, 88 trẻ có nhiễm khuẩn huyết (48,8%), tỷ lệ tử vong trẻ nhiễm khuẩn huyết là 30,7%, điểm nSOFA trong 72 giờ sau sinh ở nhóm trẻ nhiễm khuẩn huyết tử vong cao hơn nhóm trẻ sống, thang điểm nSOFA có giá trị tiên đoán tử vong với điểm cắt ≥ 5 điểm, AUC 0,977 KTC (0,94-1), độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 92%, với p < 0,0001. Kết luận: Thang điểm nSOFA có thể dùng để tiên lượng tử vong rất tốt ở trẻ sơ sinh non tháng dưới 32 tuần mắc nhiễm khuẩn huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Preterm birth: Definitions of prematurity, epidemiology, and risk factors for infant mortality - UpToDate. Accessed March 12, 2023. https://www.uptodate.com/contents/ preterm-birth-definitions-of-prematurity-epidemiology-and-risk-factors-for-infant-mortality?csi=e75c0cd6-50ff-438d-b8fa-3baf2c007833&source=contentShare
2. Horbar JD, Edwards EM, Greenberg LT, et al. Variation in Performance of Neonatal Intensive Care Units in the United States. JAMA Pediatr. 2017; 171(3): e164396. doi:10.1001/ jamapediatrics.2016.4396
3. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016; 315(8): 801-810. doi:10.1001/jama. 2016.0287
4. Matics TJ, Sanchez-Pinto LN. Adaptation and Validation of a Pediatric Sequential Organ Failure Assessment Score and Evaluation of the Sepsis-3 Definitions in Critically Ill Children. JAMA Pediatr. 2017;171(10): e172352. doi:10.1001/ jamapediatrics.2017.2352
5. Fleiss N, Coggins SA, Lewis AN, et al. Evaluation of the Neonatal Sequential Organ Failure Assessment and Mortality Risk in Preterm Infants With Late-Onset Infection. JAMA Netw Open. 2021;4(2): e2036518. doi:10.1001/ jamanetworkopen.2020.36518
6. Wynn JL, Polin RA. A neonatal sequential organ failure assessment score predicts mortality to late-onset sepsis in preterm very low birth weight infants. Pediatr Res. 2020;88(1):85-90. doi:10. 1038/s41390-019-0517-2
7. Wynn JL, Mayampurath A, Carey K, Slattery S, Andrews B, Sanchez-Pinto LN. Multicenter validation of the neonatal sequential organ failure assessment score for prognosis of mortality in the neonatal intensive care unit. J Pediatr. 2021;236: 297-300.e1. doi:10.1016/j.jpeds.2021.05.037
8. Lewis AN, de la Cruz D, Wynn JL, et al. Evaluation of the Neonatal Sequential Organ Failure Assessment and Mortality Risk in Preterm Infants with Necrotizing Enterocolitis. Neonatology. 2022;119(3):334-344. doi:10.1159/ 000522560