TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM VỀ CÁC LOẠI CORTICOID XỊT MŨI ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Nguyễn Thanh Thanh1,2,, Trần Thị Thu Hằng1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ảnh hưởng đến khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới và là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất trên toàn cầu. Việc điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp cơ bản để kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và Corticoid xịt mũi được xem là lựa chọn đầu tiên. Mục tiêu: Đánh giá tổng quan nghiên cứu, báo cáo gần đây về các loại Corticoid xịt mũi điều trị viêm mũi dị ứng. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp toàn bộ những nghiên cứu lâm sàng về các loại Corticoid xịt mũi điều trị VMDƯ, từ năm 2014 đến 2024, được đăng trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến: Pubmed, Goggle Scholar, thư viện các trường Đại học Y Dược và tạp chí y học tại Việt Nam. Kết quả: Tổng cộng 305 nghiên cứu đã được tìm kiếm. Sau cùng, có 13 nghiên cứu phù hợp để đưa vào phân tích toàn văn và trích xuất ra các dữ liệu. Nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả điều trị đã được áp dụng như tổng điểm 4 triệu chứng tại mũi TNSS (Total Nasal Symptom Score), điểm 4 triệu chứng cơ năng riêng lẻ tại mũi, đánh giá trực quan về mức độ triệu chứng VAS (Visual Analogic Scale), tổng điểm 3 triệu chứng tại mắt TOSS (Total Orcular Symptom Score), đánh giá chất lượng cuộc sống RQLQ (Rhinoconjunctivitis Quality of Life Questionnaire), tình trạng quá phát cuốn mũi dưới, tình trạng dịch trong tại niêm mạc mũi, đo lực cản tại mũi, đo lưu lượng khí mũi, đo thông khí phối, lượng bạch cầu ái toan và tế bào Mast trong dịch mũi đều được cải thiện. Ngoài ra, nồng độ IgE, IgG huyết tương, test lẩy da, phản ứng phân hủy Matocyte không bị ảnh hưởng. Việc sử dụng thuốc kéo dài (1 năm) khi điều trị VMDU dai dẳng ở trẻ em không bị ảnh hưởng nồng độ Cortisol niệu, ảnh hướng đến mức độ tăng trưởng ngắn hạn và chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh thuốc có ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng dài hạn.Kết luận: Corticoid xịt mũi là phương pháp cải thiện tốt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brozek JL, Bousquet J, Baena-Cagnani CE, et al. Allergic Rhinitis and its Impact on Asthma (ARIA) guidelines: 2010 revision. J Allergy Clin Immunol. 2010;126(3):466-476.
2. Bousquet J, Schünemann H.J, Samolinski B et al. Allergic Rhinitis and its Impact on Asthma (ARIA): achievements in 10 years and future needs. J Allergy Clin Immunol 2012,130(5), 1049-62.
3. Tăng Xuân Hải. Thực trạng viêm mũi dị ứng và hiệu quả can thiệp điều trị Flucatison ở học sinh trung học cơ sở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2014- 2016. Luận án tiến sĩ y tế công cộng trường đại học Y Dược Hải Phòng, năm 2019
4. Hardip S Gendeh. The Efficacy of Elonide Nasal Corticosteroids in Managing Allergic Rhinitis: A Randomized, Double-Blinded Trial. J Clin Med 2024;13(7):1883
5. David P Skoner. Intranasal triamcinolone and growth velocity. Pediatrics 2015 Feb;135(2):e348-56
6. A N Waddell. Intranasal steroid sprays in the treatment of rhinitis: is one better than another? J Laryngol Otol. 2003 Nov;117(11):843-5.
7. Barbara Yawn. Comparison of once-daily intranasal corticosteroids for the treatment of allergic rhinitis: are they all the same? MedGenMed. 2006 Jan 25;8(1):23.