TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC CẤY TRÁNH THAI IMPLANON NXT

Thành Nam Phan 1,, Thị Thanh Hiền Phạm 1,2, Thị Hồng Phượng Nguyễn 1, Thuỳ Dương Bùi 1
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Implanon NXT® là một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, thời gian tác dụng kéo dài, hồi phục nhanh sau khi tháo. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng xuất hiện những tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Mục tiêu: đánh giá một số tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon NXT® sau 3 năm sử dụng. Đối tượng nghiên cứu: 310 phụ nữ đến cấy thuốc tránh thai tại Trung tâm Tư vấn sức khoẻ sinh sản và Kế hoạch hoá gia đình Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. Kết quả: thay đổi về kinh nguyệt, hay gặp nhất là vô kinh (39,0%), giảm còn 20,9% ở cuối năm thứ 3, tỷ lệ rong kinh rong huyết là 26,1%, giảm dần đến cuối năm thứ 2 (13,7%) và tăng dần ở năm thứ 3 (23,8%). Các tác dụng phụ khác thường gặp là tăng cân (50%), khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục (30%), rối loạn tinh thần (13,8%), nổi mụn (11,9%), đau ngực (8,2%). Tỷ lệ tháo thuốc cấy tránh thai do tác dụng phụ là 29%, trong đó do rong kinh rong huyết là 44,4%. Kết luận: tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt có xu hướng giảm dần. Tác dụng phụ ngoài kinh nguyệt chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng cân. Tỷ lệ tháo thuốc cấy tránh thai do rối loạn kinh nguyệt chiếm nhiều nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thuốc cấy tránh thai - Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - Phần kế hoạch hoá gia đình và phá thai an toàn. 2017.
2. Luis Bahamondes VBea. A 3-year multi centre randomized controlled trial of etonogestrel- and levonorgestrel-releasing contraceptive implants, with non-randomized matched copper-intrauterine device controls. Human Reproduction. 2015;30(11):2527-2538.
3. Lorenzo Arribas-Mir, Dolores Rueda-Lozanoa, María Agrela-Cardona et al. Insertion and 3-year follow-up experience of 372 etonogestrel subdermal contraceptive implants by family physicians in Granada, Spain. Contraception. 2009 Nov;80(5):457-62
4. Anna Maria Teunissen, Bernd Grimm and Frans J.M.E. Roumen. Continuation rates of the subdermal contraceptive Implanon and associated influencing factors. The European Journal of Contraception and Reproductive Health Care, 2014; 19: 15–21
5. Trần Thị Phương Mai. Nghiên cứu hiệu quả tránh thai độ an toàn và sự chấp nhận sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanon ở phụ nữ Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành. 2004;2(472):70-72.
6. Đào Văn Thụ. Bước đầu đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc cấy tránh thai Implanon tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Luận văn chuyên khoa II Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
7. Đoàn Thị Ái. Nghiên cứu khả năng chấp nhận - Hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Y học thực hành. 2008;596-602.
8. Olayinka R Balogun, Abiodun S Adeniran and Adebayo A Adewole. Haematological and biochemical effects of etonogestrel subdermal implant (Implanon) in Ilorin Nigeria. International Journal of Health Science, Qassim University. 2016 Oct; 10(4): 499–506.
9. Perez, M. J., Squires, K. J., Parks, L., & Peipert, J. F. Perceived weight gain among adolescents using contraception. Journal of Pediatric and Adolescent Gynecology. 2015 Apr 28(2), e70.