KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ FIBRINOGEN VÀ CÁC THÔNG SỐ PHÂN TÍCH DẠNG SÓNG ĐÔNG MÁU CWA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, phần lớn các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đông máu chỉ cho thấy một phần thông tin về quá trình đông máu. Tuy nhiên, phân tích dạng sóng đông máu cung cấp thông tin về toàn bộ quá trình đông máu. Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối liên quan giữa các thông số CWA như tốc độ tối đa (Min1), gia tốc tối đa (Min2) và giảm tốc tối đa (Max2) và nồng độ Fibrinogen (FIB), nhằm đưa xét nghiệm FIB vào sàng lọc phát hiện các rối loạn đông máu. Mục tiêu: 1. So sánh các thông số CWA giữa nhóm FIB bình thường và bất thường trong khi APTT và PT bình thường. 2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ FIB và các thông số CWA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có đối chứng thực hiện từ 10/2022 – 07/2023 trên 507 mẫu có kết quả xét nghiệm APTT và PT bình thường tại khoa Huyết sinh học – Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm chứng gồm 372 mẫu FIB bình thường và nhóm bệnh gồm 135 mẫu FIB bất thường. Các xét nghiệm FIB, APTT và PT đều được đo trên máy đông máu tự động CS-2500 (Siemens Healthcare Diagnostics Products GmbH, Đức). Kết quả: Nhóm chứng có trung bình lần lượt Min1 là 4,80 ± 0,94 (%/s), Min2 là 0,79 ± 0,16 (%/s2), Max2 là 0,66 ± 0,14 (%/s2). Nhóm FIB cao có trung bình lần lượt Min1 là 7,56 ± 1,16 (%/s), Min2 là 1,24 ± 0,20 (%/s2), Max2 là 1,04 ± 0,21 (%/s2). Nhóm FIB thấp có trung bình lần lượt Min1 là 2,55 ± 0,89 (%/s), Min2 là 0,48 ± 0,21 (%/s2), Max2 là 0,38 ± 0,12 (%/s2). Các nhóm FIB bình thường và bất thường khác biệt thông số CWA có nghĩa thống kê (p < 0,001). Nồng độ FIB tương quan thuận có nghĩa thống kê (p < 0,001) với Min1 (r = 0,942), Min2 (r = 0,919) và Max2 (r = 0,886). Mô hình hồi quy dự báo FIB theo Min1 có sự phù hợp với số liệu cao nhất (R2 = 0,887). Kết luận: Khi FIB càng cao thì các thông số CWA càng cao. Các thông số CWA dự báo rất tốt nồng độ FIB, trong đó Min1 có dự báo chính xác nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phân tích dạng sóng đông máu, Fibrinogen.
Tài liệu tham khảo

2. Shima M, Thachil J, Nair S. C, et al, Towards standardization of clot waveform analysis and recommendations for its clinical applications. J Thromb Haemost, 2013, 11(7), 1417-1420.

3. Sevenet PO, Depasse F, Clot waveform analysis: Where do we stand in 2017? Int J Lab Hematol, 2017, 39(6), 561-568.

4. Tham C, Lee K, Laffan M, Utility of fibrinogen in the coagulation screen. Br J Haematol, 2019, 186(5), e137-e139.

5. Levy JH, Goodnough LT, How I use fibrinogen replacement therapy in acquired bleeding. Blood, 2015, 125(9), 1387-93.

6. Levi M, Hunt BJ, A critical appraisal of point-of-care coagulation testing in critically ill patients. J Thromb Haemost, 2015, 13(11), 1960-1967.

7. Sysmex Corporation - Nhật Bản, Spec CS-2500. 2021.

8. Ichikawa J, Okazaki R, Fukuda T, et al, Evaluation of coagulation status using clot waveform analysis in general ward patients with COVID-19. J Thromb Thrombolysis, 2022, 53(1), 118-122.
