ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ TRÍ TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ CÓ KẾT QUẢ SÀNG LỌC BẤT THƯỜNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và thái độ xử trí đối với các bệnh nhân có kết quả sàng lọc cổ tử cung (CTC) bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 440 phụ nữ được sàng lọc bằng xét nghiệm HPV và ThinPrep, từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2024. Các bệnh nhân có kết quả bất thường được soi CTC và chẩn đoán mô bệnh học khi cần. Kết quả: Độ tuổi phụ nữ trung bình là 34,5 ± 7,3 tuổi, cao nhất là 54,1% ở nhóm 30-39 tuổi, 63,6% có chu kỳ kinh nguyệt đều và 24,8% quan hệ tình dục trước 18 tuổi. Lâm sàng 15,5% viêm lộ tuyến, 12% nang naboth và 10,5% bị viêm CTC. Xét nghiệm, 33 trường hợp dương tính với HPV nguy cơ cao, 62 trường hợp bất thường (ASC-US, AGC, LSIL, HSIL) trên ThinPrep. Trong 121 phụ nữ soi CTC, 57,9% bình thường, 37,2% viêm lộ tuyến, 4,1% vết trắng, 2,5% lát đá, 1,7 chấm đáy và 0,8% mạch máu không điển hình. Thái độ xử trí, trong 116 trường hợp điều trị, 41,1% được điều trị nội khoa, 44,8% đốt điện, 10,3% cắt Leep, 2,6% khoét chóp và 0,9% cắt tử cung hoàn toàn. Đốt điện và điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất, ưu tiên cho tổn thương nhẹ, trong khi cắt Leep và khoét chóp áp dụng cho tổn thương nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở phụ nữ trên 35 tuổi. Kết luận: Sàng lọc ung thư CTC bằng HPV và ThinPrep, kết hợp xử trí thích hợp, giúp nâng cao hiệu quả phát hiện và điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sàng lọc cổ tử cung, HPV, viêm lộ tuyến, soi cổ tử cung, điều trị tổn thương cổ tử cung
Tài liệu tham khảo

2. GLOBOCAN. (2020). Vietnam Fact Sheet. International Agency for Research on Cancer.

3. Bruni, L., et al. (2021). Global epidemiology of HPV infection. Annals of Oncology, doi: 10.1093/annonc/mdv498.


4. Pham T, Bui L, Kim G, Hoang D, Tran T, Hoang M. Cancers in Vietnam-Burden and Control Efforts: A Narrative Scoping Review. Cancer Control. 2019 Jan-Dec;26(1)

5. Thái, B. T., et al. (2023). ThinPrep effectiveness in cervical cancer screening. Vietnam Medical Journal.

6. Hoàn, T. T. K. (2019). Co-testing in cervical cancer screening. Vietnam Journal of Obstetrics and Gynecology.

7. Nguyễn Trung Kiên. "Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ." Tạp chí Y học Việt Nam, 2021.

8. Lâm Đức Tâm. "Sàng lọc tổn thương cổ tử cung." Y học và Phụ Sản, 2017.

9. World Health Organization. "Global cancer statistics 2020." IARC, 2020.

10. Hà Thị Thương (2012). Kết quả khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tỉnh Bắc Kạn năm 2012. Tạp chí ung thư học Việt Nam, (4-2013), tr.92-96.
