ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN ĂN Ở TRẺ ĐỘNG KINH KHỞI PHÁT TRƯỚC 6 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Ngân1, Lê Đức Dũng2, Nguyễn Thị Thúy Hồng1,2, Lưu Thị Mỹ Thục2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng khẩu phần ăn của trẻ động kinh khởi phát trước 6 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 105 trẻ được chẩn đoán động kinh trước 6 tháng tuổi và đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2023 đến 06/2024. Bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần ăn 24h qua kết hợp với tần suất tiêu thụ thực phẩm nhằm ước lượng lượng chất dinh dưỡng trẻ thường ăn vào trong 24h. Kết quả: Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi chiếm đa số (62,9%), với trẻ trai chiếm 56,2%. Tỷ lệ trẻ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị (Recommended Dietary Intake – RDI) về năng lượng (64,7%), protein (93,3%), lipid (67,6%) glucid chỉ đạt 35,3%. Tỷ lệ trẻ không nhận đủ vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị còn cao với Vitamin D (89,5%), Magie (49,5%), sắt (34,3%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy một số hạn chế về lượng dinh dưỡng ăn vào ở trẻ động kinh, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D, magie và sắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tuan NA, Cuong LQ, Allebeck P, et al. The prevalence of epilepsy in a rural district of Vietnam: a population-based study from the EPIBAVI project. Epilepsia. 2008;49(9):1634-1637. doi:10.1111/j.1528-1167.2008.01663.x
2. B0769.pdf. Accessed March 30, 2023. https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/205014/B0769.pdf?sequence=1&isAllowed=y
3. Expert Committee on Pediatric Epilepsy, Indian Academy of Pediatrics. Guidelines for diagnosis and management of childhood epilepsy. Indian Pediatr. 2009;46(8):681-698.
4. Chugani HT, Müller RA, Chugani DC. Functional brain reorganization in children. Brain Dev. 1996;18(5):347-356. doi:10.1016/0387-7604(96)00032-0
5. Fisher RS, Cross JH, French JA, et al. Operational classification of seizure types by the International League Against Epilepsy: Position Paper of the ILAE Commission for Classification and Terminology. Epilepsia. 2017;58(4):522-530. doi:10.1111/epi.13670
6. Turck D, Michaelsen KF, Shamir R, et al. World Health Organization 2006 child growth standards and 2007 growth reference charts: A discussion paper by the committee on Nutrition of the European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2013;57(2):258-264. doi:10.1097/MPG.0b013e318298003f
7. Ngugi AK, Kariuki SM, Bottomley C, et al. Incidence of epilepsy: a systematic review and meta-analysis. Neurology. 2011;77(10):1005-1012. doi:10.1212/WNL.0b013e31822cfc90
8. López González FJ, Rodríguez Osorio X, Gil-Nagel Rein A, et al. Drug-resistant epilepsy: Definition and treatment alternatives. Neurología (English Edition). 2015;30(7):439-446. doi:10. 1016/j.nrleng.2014.04.002
9. Kwan P, Brodie MJ. Early identification of refractory epilepsy. N Engl J Med. 2000;342(5): 314-319. doi:10.1056/NEJM200002033420503
10. Nguyen TMT, Jallon P, Korff C, et al. Feasibility, tolerability and efficacy of the ketogenic diet in children with drug‐resistant epilepsy in Vietnam. Epilepsia Open. 2023;8(4): 1484. doi:10.1002/epi4.12825