TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ DÀY LỚP MỠ THƯỢNG TÂM MẠC VỚI THANG ĐIỂM CHA2DS2-VASC TRONG TIÊN LƯỢNG ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI NHỊP XOANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc (LMTTM) được chứng minh là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng và liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp, đề kháng insulin, các biến cố thuyên tắc huyết khối như đột quỵ, hội chứng vành cấp. CHA2DS2-VASc là thang điểm phổ biến để đánh giá nguy cơ đột quỵ và thuyên tắc huyết khối ở bệnh nhân có hoặc không rung nhĩ không do bệnh van tim. Mục tiêu: Đánh giá tương quan giữa độ dày LMTTM đo trên siêu âm tim 2D với điểm CHA2DS2-VASc ở người nhịp xoang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang trên 260 bệnh nhân nhịp xoang nhập viện do mọi nguyên nhân, được siêu âm tim qua thành ngực tại Khoa Nội Tim mạch và Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 1, từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024. Độ dày LMTTM được đo ở cuối tâm thu trên mặt cắt cạnh ức trục dọc ở ba chu chuyển tim, đo trên thành tự do thất phải. Kết quả: Độ dày LMTTM trung bình ở nhóm CHA2DS2-VASc thấp và cao lần lượt là 4,1± 1,5 mm và 6,6± 1,9 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Có tương quan thuận, mức độ vừa, có ý nghĩa thống kê (r= 0,6; p< 0,001) giữa độ dày LMTTM và điểm CHA2DS2-VASc. Phân tích đường cong ROC cho thấy tại điểm cắt độ dày LMTTM 5,3 mm, độ nhạy 81% và độ đặc hiệu 82% trong tiên đoán mức nguy cơ cao của thang điểm CHA2DS2-VASc (diện tích dưới đường cong AUC= 0,87; KTC 95%: 0,82-0,91). Kết luận: Đo độ dày LMTTM trên siêu âm tim 2D cung cấp thêm thông tin về đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối và người có độ dày LMTTM tăng nên được quan tâm để giảm các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa biến cố tim mạch trong tương lai
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mô mỡ thượng tâm mạc, thang điểm CHA2DS2-VASc, siêu âm tim qua thành ngực.
Tài liệu tham khảo


2. Guan B, Liu L, Li X, et al. Association between epicardial adipose tissue and blood pressure: A systematic review and meta-analysis. Nutrition, metabolism, and cardiovascular diseases : NMCD. 2021;31(9): 2547-2556. doi:10.1016/j.numecd. 2021.05.009


3. Mahabadi AA, Lehmann N, Kälsch H, et al. Association of epicardial adipose tissue with progression of coronary artery calcification is more pronounced in the early phase of atherosclerosis: results from the Heinz Nixdorf recall study. JACC Cardiovascular imaging. 2014;7(9): 909-916. doi:10.1016/j.jcmg.2014. 07.002


4. Li C, Liu X, Adhikari BK, et al. The role of epicardial adipose tissue dysfunction in cardiovascular diseases: an overview of pathophysiology, evaluation, and management. Frontiers in endocrinology. 2023;14:1167952. doi:10.3389/fendo.2023.1167952


5. Mazzone C, Cioffi G, Carriere C, et al. Predictive role of CHA(2)DS(2)-VASc score for cardiovascular events and death in patients with arterial hypertension and stable sinus rhythm. European journal of preventive cardiology. 2017;24(15): 1584-1593. doi:10.1177/ 2047487317726068


6. Siddiqi TJ, Usman MS, Shahid I, et al. Utility of the CHA2DS2-VASc score for predicting ischaemic stroke in patients with or without atrial fibrillation: a systematic review and meta-analysis. European journal of preventive cardiology. 2022;29(4): 625-631. doi:10.1093/ eurjpc/zwab018


7. Akdag S, Simsek H, Sahin M, Akyol A, Duz R, Babat N. Association of epicardial adipose tissue thickness and inflammation parameters with CHA2DS2-VASASc score in patients with nonvalvular atrial fibrillation. Therapeutics and clinical risk management. 2015;11:1675-1681. doi:10.2147/tcrm.s94955


8. Eroğlu S. How do we measure epicardial adipose tissue thickness by transthoracic echocardiography? Anatolian journal of cardiology. 2015;15(5):416-419. doi:10.5152/akd. 2015.5991

