HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VỚI PROSTAGLANDIN E2 TRÊN THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tạo ra sự chuyển dạ trước khi bắt đầu có chuyển dạ tự nhiên ở một thai kỳ sống, được gọi là khởi phát chuyển dạ (KPCD), bằng cách tạo ra sự xoá mở cổ tử cung. Với sự tiến bộ của y học, có nhiều phương pháp KPCD đã được áp dụng. Các phương pháp này được chia thành hai nhóm chính: cơ học và thuốc. Phương pháp cơ học gồm: tách ối, nong cổ tử cung (CTC) bằng Laminaria, Kovac’s, thông Foley đơn và thông Foley đôi. Phương pháp dùng thuốc gồm: Oxytocin, Prostaglandin E1 (Misoprostol), Prostaglandin E2 (Dinoprostone). Trong nghiên cứu này của chúng tôi tập trung trên nhóm nghiên cứu KPCD với Prostaglandin E2 (Dinoprostone). Mục tiêu: Xác định tỉ lệ KPCD thành công của Dinoprostone ở thai quá ngày dự sinh tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Phương pháp: Nghiên cứu hàng loạt ca được thực hiện từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021, chúng tôi đã thu nhận được 46 thai phụ ≥ 40 tuần vô kinh được KPCD bằng Dinoprostone tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kết quả thành công KPCD được định nghĩa là Bishop ≥ 7 trong thời gian 24 giờ sau KPCD bằng Dinoprostone. Bên cạnh, chúng tôi tiến hành phân tích các biến chứng chu sinh, tác dụng phụ của thuốc. Kết quả: Tỉ lệ thành công của KPCD bằng Dinoprostone dạng đặt âm đạo trên thai quá ngày dự sinh đạt 89,13% KTC 95% (80,14– 98,12).Tỉ lệ sinh ngả âm đạo là 65,2% KTC 95% (51,5 - 78,9), tỉ lệ mổ lấy thai là 34,8% KTC 95% (21,1 – 48,5). Tác dụng ngoại ý được ghi nhận trong nghiên cứu bao gồm: cơn gò cường tính (17,39%), biến đổi tim thai CTG nhóm II (8,69%), buồn nôn (4,34%), tiêu chảy (4,34%), vỡ ối (2,17%), băng huyết sau sinh (4,34%), Apgar 5 phút < 7 (4,34%). Kết luận: Dinoprostone dạng đặt âm đạo được xem như một lựa chọn KPCD cótính hiệu quả và an toàn cho mẹ và thai nhi đối với những trường hợp thai quá ngày dự sinh. Do những tác dụng ngoại ý có thể xảy ra, việc dùng Dinoprostone dạng đặt âm đạo để KPCD phải tuân thủ qui trình thực hiện và theo dõi chặt chẽ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dinoprostone; khởi phát chuyển dạ
Tài liệu tham khảo

2. ACOG, (2009), "ACOG Practice Bulletin No. 107: Induction of labor", Obstet Gynecol, 114 (2 Pt 1), pp. 386-397.

3. Bộ môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, (2010), Khởi phát chuyển dạ, Nhà xuất bản y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 74-85.

4. Bộ Y tế, (2016), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. , tr.234

5. Ngô Minh Hưng (2018), Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông Foley đôi cải tiến trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, tr. 50.

6. Phạm Chí Công (2021), "Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng propess đặt âm đạo", Tạp chí Phụ sản, tr. 38-47.

7. Tăng Thường Bản, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, (2021), Hiệu quả của propess làm chín mùi cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ trên thai đủ trưởng thành tại bệnh viện hùng vương, Tạp chí y học TP HCM, tr. 238-243.

8. Nguyễn Viết Tiến, (2011), Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng propess đặt âm đạo, tr. 50.
