NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HOANG TƯỞNG Ở BỆNH NHÂN LOẠN THẦN CẤP

Việt Hùng Đinh1,, Ngọc Lăng Huỳnh1, Ngọc Thảo Phạm1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm đặc điểm lâm sàng của hoang tưởng ở bệnh nhân loạn thần cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2020. Kết quả: Sự phân bố hoang tưởng của nhóm nghiên cứu là: hoang tưởng bị hại chiếm tới 73,53%; có tới 86,11% có ảo giác và hoang tưởng kết hợp. Tần số ảo thanh hay gặp nhất là hàng ngày chiếm 82,14%; Thái độ và hành vi của bệnh nhân loạn thần cấp đa số là tin tưởng và đáp ứng rõ với các hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị chi phối và hoang tương liên hệ với tỷ lệ từ 64,29%-88%. Đặc điểm rối loạn cảm xúc hay gặp nhất là trầm cảm chiếm 47,22%; còn rối loạn hành vi hay gặp nhất là kích động chiếm 27,78%. Sau 2 tuần điều trị thì hoang tưởng thuyên giảm hoàn toàn chiếm 91,18% và chỉ có 8,82% là thuyên giảm một phần. Kết luận: Hoang tưởng là triệu chứng hay gặp và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán loạn thần cấp với các đặc điểm đa dạng, phức tạp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy, Phùng Thanh Hải, Đinh Việt Hùng (2016), Tâm thần phân liệt nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. López-Díaz Á., Fernández-González J.L., Lara I., et al. (2019), “The prognostic role of catatonia, hallucinations, and symptoms of schizophrenia in acute and transient psychosis”. Acta Psychiatr Scand; 140(6): 574-585.
3. Stentebjerg-Olesen M., Pagsberg A.K., Fink-Jensen A., et al. (2016), “Clinical characteristics and predictors of outcome of schizophrenia-spectrum psychosis in children and adolescents: A systematic review”. J Child Adolesc Psychopharmacol; 26(5): 410-427.
4. Correll C.U., Brevig T. and Brain C. (2019), “Patient characteristics, burden and pharmacotherapy of treatment-resistant schizophrenia: results from a survey of 204 US psychiatrists”. BMC Psychiatry; 19(1): 362.
5. Thom R.P. and Fromson J.A. (2017), “Olfactory hallucinations as the presenting symptom in acute psychosis”. Prim Care Companion CNS Disord; 19 (5): 17l02098.
6. Foye U., Hazlett D.E. and Irving P. (2019), “Exploring the role of emotional intelligence on disorder eating psychopathology”. Eat Weight Disord; 24(2): 299-306.
7. Malhotra S., Sahoo S and Balachander S. (2019), “Acute and transient psychotic disorders: Newer understanding”. Curr Psychiatry Rep; 21(11): 113
8. Maley C.T., Becker J.E. and Shultz E.K.B. (2019), “Electroconvulsive therapy and other neuromodulation techniques for the treatment of psychosis”. Child Adolesc Psychiatr Clin N Am; 28(1): 91-100.