KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ TIỀN PHẪU UNG THƯ TRỰC TRÀNG TRUNG BÌNH, THẤP BẰNG KỸ THUẬT ĐIỀU BIẾN LIỀU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư trực tràng trung bình, thấp được hóa xạ trị tiền phẫu bằng kỹ thuật điều biến liều và đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 47 bệnh nhân ung thư trực tràng trung bình, thấp được điều trị hóa xạ trị tiền phẫu với kỹ thuật xạ trị điều biến liều + capecitabine đủ phác đồ tại bệnh viện tỉnh Hải Dương từ tháng 3 năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2024. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 1,6/1, Đa số các bệnh nhân trên 40 tuổi (95,7%) trong đó nhóm tuổi hay gặp nhất là 51-70 tuổi (63,9%);. Lý do vào viện chủ yếu là đại tiện phân nhầy máu (53,2%). Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 4,68 ± 2,5 tháng. Hình thái u hay gặp trên nội soi là thể sùi và sùi loét chiếm ưu thế 93,6%; có 3 trường hợp u thể loét chiếm tỷ lệ 6,4%. Ung thư biểu mô tế bào biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 72,3%; Ung thư biểu mô tế bào biệt hóa cao chiếm 17,0% và ung thư biểu mô kém biệt hoá là 10,7%. Nồng độ CEA trung bình trước điều trị là 5,01±4,7ng/ml. Nồng độ CEA sau điều trị trung bình 3,1±1,6ng/ml. Sự giảm CEA trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p=0,048. Tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt là 16,2%. Đáp ứng trên cộng hưởng từ: có 59,6% khối u giảm giai đoạn T, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,0010). Tỷ lệ đáp ứng một phần trên mô bệnh học là 83,7%, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 9,3%. Trung vị thời gian sống thêm không bệnh là 25,9 ± 1,7 tháng. Bệnh nhân có thời gian tái phát sớm nhất là 4 tháng, cao nhất là 31 tháng. Thời gian sống thêm không bệnh ở giai đoạn II cao hơn giai đoạn III, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,032).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư trực tràng, hóa xạ trị tiền phẫu, kỹ thuật điều biến liều
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Quảng và cộng sự. Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn. Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam. 2018;60(2)

3. Phạm Khánh Toàn. Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng bằng kỹ thuật xạ trị điều biến liều kết hợp Capecitabien đường uống tại Bệnh viện K. Luận văn chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội; 2022.

4. Nguyễn Thị Ngọc và cộng sự. Kết quả hóa xạ trị trước mổ ung thư trực tràng thấp giai đoạn II, III tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;526(1A):19-23.

5. Trịnh Lê Huy. Kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng giai đoạn II, III. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;514(1)

6. Võ Quốc Hưng. Kết quả điều trị ung thư trực tràng thấp, trung bình giai đoạn tiến triển tại chỗ bằng xạ trị gia tốc trước phẫu thuật kết hợp với Capecitabine. Luận án Tiến sỹ học. 2022;

7. Lee JW, Lee JH, Kim JG, et al. Comparison between preoperative and postoperative concurrent chemoradiotherapy for rectal cancer: an institutional analysis. Radiation oncology journal. Sep 2013;31(3):155-61. doi:10.3857/roj. 2013.31.3.155


8. Haggar FA, Boushey RP. Colorectal cancer epidemiology: incidence, mortality, survival, and risk factors. Clinics in colon and rectal surgery. Nov 2009; 22(4): 191-7. doi:10.1055/s-0029-1242458

