ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ THANH QUẢN GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của người bệnh ung thư thanh quản (UTTQ) giai đoạn tiến triển đã được phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần (TQTP). Phương pháp: Tất cả người bệnh ung thư thanh quản giai đoạn T3, T4a, T4b đã phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ năm 2018 đến 2021. Dữ liệu bao gồm các thông tin từ hồ sơ bệnh án và đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) qua bộ câu hỏi EORTC-C30 (European Organisation for Research and Treatment of Cancer - Core 30) và EORTC H&N-35 (European Organisation for Research and Treatment of Cancer – Head and Neck 35). Kết quả: Có 64 người bệnh thoả điều kiện chọn mẫu, trong đó có 47 người bệnh được đánh giá bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ sống thêm không bệnh trung bình là 45,3 tháng, với tỷ lệ sống sót sau 3 năm đạt 82,2%. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể, đặc biệt là ở khả năng giao tiếp, chức năng khứu giác - vị giác và sức khỏe tâm lý. Các biến chứng hậu phẫu gồm rò họng, nhiễm trùng và viêm phổi. Kết luận: Phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần giúp kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cần chú trọng các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư thanh quản giai đoạn tiến triển, cắt thanh quản toàn phần.
Tài liệu tham khảo

2. Trần Minh Trường. Nghiên cứu dò họng sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần: tần suất, các yếu tố nguy cơ và hiệu quả điều trị. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 2009;13: 135-138.

3. Antin F, Breheret R, Goineau A, et al. Rehabilitation following total laryngectomy: Oncologic, functional, socio-occupational and psychological aspects. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis. 2021 Jan;138(1):19-22. doi: 10.1016/j.anorl.2020.06.006.


4. Fayers P.M., Aaronson N.K., Bjordal K.et al, on behalf of the EORTC Quality of Life Group. The EORTC QLQ-C30 Scoring Manual, 3rd edition, European Organisation for Research and Treatment of Cancer, Brussels. 2001.

5. Greene F.L, Compton C.C,Fritz D.A. Larynx. In AJCC cancer staging atlas. 2006 Springer Science Business Media, Inc. 2006; 41-57.

6. Meulemans J, Demarsin H, Debacker J et al. Functional Outcomes and Complications After Salvage Total Laryngectomy for Residual, Recurrent, and Second Primary Squamous Cell Carcinoma of the Larynx and Hypopharynx: A Multicenter Retrospective Cohort Study. Front Oncol. 2020; 10:1390.

7. Organization WH, Cancer IAfRo, Organization WH. Global cancer observatory. 2020.

8. Ward EC, Bishop B, Frisby J, Stevens M. Swallowing outcomes following laryngectomy and pharyngolaryngectomy. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2002 Feb;128(2):181-6. doi: 10.1001/ archotol.128.2.181

